Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Thay đổi cách quản lý như thế nào

Nguồn: xalo.vn
http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/3145693


Tôi nhận được cú điện thoại của người bạn: hãy giúp anh ấy tổ chức lại công ty sao cho anh ấy đang từ Giám đốc chuyển lên thành Tổng giám đốc, còn các trưởng bộ phận chuyển lên thành các giám đốc. Hết sức bất ngờ, tôi bảo anh đơn giản chỉ cần cho in lại các danh thiếp với các chức danh mà anh ấy muốn, đâu có phải tổ chức lại chi cho lôi thôi. Anh phải diễn giải một hồi nữa tôi mới hiểu: anh định mở thêm một ngành hàng mới, qui mô công ty do đó lớn lên nên phải đặt lại chức danh cho xứng tầm.

Đây là một ví dụ thực tế, hết sức điển hình cho cái gọi là quản lý theo sự thuận tiện, như luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã từng đề cập. Cần kinh doanh thêm một ngành hàng, thì chỉ việc đẻ ra một bộ phận mới. Công ty bự ra, thì Giám đốc phải thành Tổng giám đốc, trưởng phòng phải thành Giám đốc. Không ai mất công xác định xem cái bộ phận mới ấy nó phải làm ăn ra làm sao, ông Giám đốc phải làm việc khác ông Trưởng phòng như thế nào? Nói chung đụng đâu làm đấy miễn được việc (trước mắt) thì thôi.

Các ví dụ tương tự như thế thì còn nhiều. Các biểu hiện, tính chất, hậu quả của lối làm việc theo kiểu thuận tiện ấy thì đã có nhiều người nói. Điều đáng mừng là chính các nhà doanh nghiệp cũng bức xúc và thường xuyên có những đột phá với các làn sóng: tái lập công ty, áp dụng ISO, rồi tái cấu trúc, thậm chí cổ phần hoá cũng thành phong trào khi nhiều công ty TNHH lột xác để trở thành công ty cổ phần trong những năm 2001-2003 vừa qua. Nhưng có thể nói cái gốc quản lý của các doanh nghiệp nói chung chưa có nhiều thay đổi. Đa số các doanh nghiệp khi thực hiện các biện pháp chuyển đổi quản lý như trên thường chỉ mang lại những thay đổi về mặt hình thức tổ chức. Một số doanh nghiệp có thu hoạch được các lợi ích khi áp dụng quản lý theo qui trình, nhưng cơ bản cũng chỉ ở mức thủ tục hoá các công việc quản lý cho trôi chảy và thống nhất hơn, chứ chưa thật sự có sự thay đổi về bản chất của cách quản lý, biểu hiện ở chỗ:

- Công tác quản lý vẫn theo tầm ngắn chứ chưa có tính chiến lược: đụng đâu làm đó chứ chưa tính được nước cờ cho những bước tiếp theo một cách có căn cứ. Chú trọng giải quyết sự vụ hơn làm việc có hệ thống. Thiếu đầu tư cho tương lai.

- Quản lý chưa dựa trên thực tiễn (management by fact): thiếu việc thu thập và xử lý thông tin có hệ thống, ra quyết định tuỳ tiện, dựa vào quan điểm và sự thuận tiện cho cá nhân chứ không xuất phát từ việc xác định và giải quyết vấn đề trên cơ sở thực tiễn.

- Hệ thống tổ chức không theo nhu cầu công việc, mà được đặt ra theo thói quen, dựa trên kinh nghiệm (người ta có phòng nọ, thì mình cũng phải có). Cách vận hành tổ chức còn dựa theo hệ thống quan liêu, không theo chu trình công việc; dựa trên cá nhân và quan hệ cá nhân chứ không theo qui định…

Vấn đề cơ bản cần thực hiện, như luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã đề nghị: phải thay đổi cách quản lý rồi mới có thể nói đến chuyện tái cấu trúc hay áp dụng ISO được. Nhưng câu hỏi còn bỏ ngỏ là phải thay đổi như thế nào và bằng cách nào?

Theo quan điểm của chúng tôi, áp dụng quản lý khoa học là một chuyện lớn, vì nó đòi hỏi sự áp dụng tổng hợp nhiều kiến thức và cần sự cộng tác của cả đội ngũ trong tổ chức và cần thời gian. Tuy nhiên, có một yếu tố có thể xác nhận sự chuyển đổi cách thức quản lý là việc chuyển từ quản lý theo sự tuỳ tiện sang quản lý dựa trên thực tiễn, hay nói cách khác: áp dụng quản lý theo thực tiễn. Yêu cầu cụ thể của việc áp dụng quản lý theo thực tiễn là: giải quyết vấn đề theo một qui trình khoa học, ứng dụng việc phân tích thông tin về thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp vào quá trình ra quyết định. Khi việc này đã thành nếp, thì việc áp dụng khoa học quản lý sẽ trở thành động lực tất yếu.

Trong thực tiễn tư vấn quản lý ở các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hiện đang áp dụng các thành phần sau trong một dự án xây dựng hệ thống quản lý:

- Quản trị chiến lược: không chỉ quan tâm đến việc xây dựng chiến lược, mà tập trung vào quá trình xây dựng chiến lược, triệt để áp dụng việc phân tích thông tin vào xây dựng chiến lược, chú trọng tới việc các thành viên của tổ chức nhận thức về các căn cứ của chiến lược như thế nào, chứ không chú trọng tới chiến lược trên giấy.

- Từ chiến lược, xác định các quá trình công việc cần thiết để thực hiện thành công chiến lược ấy. Phân tích các quá trình thành các trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm sau đó được phân bổ cho các bộ phận và chức danh cần thiết, từ đó hình thành tổ chức. Các quá trình công việc đồng thời qui định các bộ phận và chức danh phải phối hợp với nhau ra sao, hình thành cách vận hành tổ chức.

Về cách thức thực hiện sự thay đổi:

- Đào tạo được xác định là một cách truyền thông hiệu quả, giúp cung cấp kiến thức và thông tin đến đối tượng cần thay đổi.

- Quá trình coaching là bước tập dợt và dẫn dắt việc áp dụng kiến thức và thông tin mới. Trong quá trình này, đã diễn ra nhiều tranh luận nhiều khi gay gắt giữa nhà tư vấn và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Kết quả của nó là sự đồng thuận và cam kết cao với cái mới; còn cái mới cũng được thích ứng để phù hợp với một doanh nghiệp cụ thể.

- Quá trình thực hiện và triển khai cái mới trong thực tế được giám sát và đánh giá thường xuyên, để thúc đẩy việc áp dụng cái mới, ngăn ngừa sự chệch hướng.

Có thể nói việc thay đổi cung cách quản lý không hề là một việc đơn giản và dễ dàng, mà thường đòi hỏi sự nỗ lực rất cao, rất tập trung của bản thân đội ngũ quản lý doanh nghiệp và cần cách thức tổ chức, quản lý dự án rất chặt chẽ, để duy trì sự tập trung và chuyển giao những lợi ích một cách thường xuyên và đúng lúc.

Quản lý nội dung

Mai Hanh (Dịch từ MarketingProfs)

Nguồn: http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/13054012


Ngày nay internet đã làm thay đổi hoạt động quản lý công ty. Trước đây, quản lý tập trung vào việc “đến và trò chuyện”. Còn ngày nay, việc “đọc và và viết” đang trở thành trọng tâm của các hoạt động quản lý điều hành. Và một kỹ năng quan trọng của các nhà quản lý hiện đại ra đời từ đây:“Quản lý nội dung” (Content Management – CM).

Xu hướng này được củng cố mạnh mẽ khi mà một nghiên cứu gần đây của hãng nghiên cứu META Group cho thấy trên 80% các nhà quản lý kinh doanh hiện lựa chọn email như một công cụ giao tiếp hàng đầu của họ.

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt các hoạt động kinh doanh. Trong quá khứ, các hoạt động kinh doanh được dựa nhiều trên các địa chỉ liên lạc, các bữa ăn trưa và những cái bắt tay. Còn giờ đây, ngày một ít hoạt động kinh doanh được thực hiện theo cách này.

Ví dụ, Amazon có trên 30 triệu khách hàng. Bao nhiêu người trong số những khách hàng này đã nói chuyện, gặp gỡ trực tiếp với người đại diện quản lý của Amazon?

Rất, rất ít. Số đông các khách hàng giao tiếp với Amazon và với các nhà quản lý của hãng thông qua nội dung. Nội dung này được đăng tải trên trang web của Amazon hay được gửi đi qua email.

Hơn tất cả, đối với những người sử dụng Internet hiện nay, nội dung nhàm chán là lý do thích đáng để không quay trở lại một web. Và nếu như bạn xem nội dung như là một tài sản chủ yếu và muốn duy trì tính "tươi mới" để tạo nên sự hiệu quả của các web site, việc quản lý nội dung sẽ đóng vai trò quan trọng.

Có thể khẳng định rằng nội dung ở một trang web hay bất cứ đâu về công ty bạn luôn là một tài sản có giá trị. Nội dung này phải được cập nhật thường xuyên nếu muốn khách hàng quay trở lại. Một hệ thống quản lý nội dung tốt sẽ cho phép bạn tập trung vào một số công việc kinh doanh khác. Bạn có thể giảm chi phí vận hành, tǎng mức độ thường xuyên của việc cập nhật nội dung, cũng như tǎng cường chất lượng và số lượng của nội dung được giới thiệu trên website của bạn.

Không ít nhà quản lý ngày nay đang tìm kiếm một công cụ giúp họ tự động hoá các quá trình quản lý nội dung. Lợi ích lớn nhất của việc quản lý nội dung là ở chỗ bất cứ ai cho dù có hay không có chuyên môn kỹ thuật đều có thể gửi thông tin tới công ty của bạn. Điều này rất quan trọng đối với những hoạt động kinh doanh chịu áp lực về thời gian và các website có chức năng tương tác với khách hàng.

Nghiên cứu của META Group cho thấy có tới 80% các nhà quản lý kinh doanh tin rằng email là một công cụ giao tiếp hiệu quả hơn điện thoại rất nhiều. Ba lý do hàng đầu khiến các nhà quản lý kinh doanh ưa chuộng email hơn điện thoại đó là:

- Nó cho phép giao tiếp với rất nhiều đối tượng khác nhau.

- Nó có thể đẩy nhanh quá trình giao tiếp.

- Nó cho phép các giao tiếp được ghi lại một cách chính thức.

Matt Cain, trưởng nhóm nghiên cứu của META Group, giải thích rằng: “Những kết quả này hé mở nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc cách mạng giao tiếp ngày nay. Rõ ràng rằng email hoàn toàn phù hợp với môi trường kinh doanh thay đổi không ngừng cả về mặt địa lý lẫn tính năng động tuyệt vời. Email giải quyết tốt vấn đề truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và đảm bảo những bản lưu thông tin kinh doanh có thể tái sử dụng bất cứ lúc nào”.

Nội dung – cho dù ở trong email, website hay trong các văn bản tài liệu in – đã trở thành dầu bôi trơn giúp bộ máy kinh doanh vận hành trơn tru hơn. Vì vậy, thật ngạc nhiên khi rất ít công ty hiểu được giá trị cũng như sự hiệu quả của việc quản lý nội dung.

Theo nghiên cứu của hãng Prescient Digital Media, chỉ có khoảng chưa đến 6% các công ty ngày nay quan tâm thực sự tới việc quản lý nội dung thông tin. Rất nhiều nhà quản lý doanh nghiệp ngày nay vẫn chỉ chú tâm đến những phương thức quản lý truyền thống.

Gerry McGovern, nhà tư vấn quản lý nội dung và là tác giả cuốn sách Content Critical and The Web Content Style Guide không mấy ngạc nhiên với kết quả điều tra của Prescient Digital Media. Gerry đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về việc quản lý nội dung trên toàn thế giới. Và ông vẫn đang phải nỗ lực tìm kiếm những công ty thực sự quan tâm tới vấn đề này.

Đây rõ ràng là một việc đáng tiếc. Các công ty kinh doanh hiện đại ngày một tạo ra nhiều những nội dung hơn. Nhưng các công ty dường như bỏ qua việc đánh giá mức độ hiệu quả của các nội dung đó cũng như những giá trị mà nó tạo ra. Vậy làm thế nào các nhà quản lý có thể quản lý nội dung một cách chuyên nghiệp nhất?

Một trong vấn đề quan trọng trong thế giới internet đó là không quan tâm tới bạn viết như thế nào, việc chính tả chuẩn xác và ngữ pháp đầy đủ không phải là yếu tố thiết yếu nhất mà điểm mấu chốt ở chỗ bạn phải tập trung vào sự lôi cuốn người đọc và hướng tới những gì họ cần.

Một cách thức diễn đạt rõ ràng, đơn giản và ngắn gọn cũng không kém phần quan trọng. Nó sẽ khiến người đọc cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Hãy nghĩ về cách bạn đọc một tài liệu nào đó. Nếu một hai đoạn đầu không mấy liên quan tới những gì bạn cần hay không thu hút được bạn, bạn sẽ chuyển ngay sang tài liệu khác. Việc cải thiện khả năng viết của bạn sẽ cải thiện luôn cả cơ hội được mọi người đọc những gì bạn viết. Trong một nền kinh tế có quá nhiều các thông tin tràn ngập, ai thu hút được quan tâm của mọi người, người đó sẽ giành phần thắng.

Rất nhiều công ty hiện bố trí, sắp xếp thông tin hết sức nghèo nàn. Nhiều trang web xem ra giống một nơi gom góp các thông tin rời rạc hơn là một thư viện được sắp xếp có tổ chức.

Nếu bạn không tổ chức, sắp xếp thật tốt các nội dung, mọi người sẽ không thế nhanh chóng tìm thấy những gì họ muốn. Những gì không thể tìm thấy sẽ không được đọc.

Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm nhằm giúp quản lý nội dung trên thị trường. Các sản phẩm này thực hiện những chức năng và có những tính năng khác nhau. Bạn cần phải nghiên cứu và tìm ra giải pháp tốt nhất phù hợp với các nhu cầu của tổ chức.

Cuối cùng, nội dung một tài sản giá trị trong kinh doanh. Việc quản lý nội dung hiệu quả bao gồm việc tạo dựng, biên tập và đăng tải - sẽ đem lại cho bạn hình ảnh một nhà quản lý hiện đại và thành công

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Nên dùng giao thức IMAP thay POP cho Gmail

Bài viết của DƯƠNG MINH HOÀNG @ http://khoahocphothong.com.vn

Bạn đang sử dụng Outlook Express để tải thư từ Gmail xuống máy? Chỉ cần thay thế giao thức đang dùng là POP bằng giao thức IMAP, bạn sẽ thấy việc tải thư sẽ nhanh hơn, ổn định hơn và có sự đồng bộ giữa thư trong Outlook Express và trên Gmail. Cách thực hiện được nêu trong bài viết này.

IMAP hay Internet Message Access Protocol, một giao thức mới và tốt hơn nhiều so với giao thức thông dụng POP, giúp bạn tải thư về máy tính để sau này có thể xem lại mà không cần phải kết nối Internet.

n IMAP và POP có gì khác nhau?

- Không giống như POP, IMAP giúp bạn có được thông tin 2 chiều giữa Gmail và các mail server khác, nghĩa là khi bạn đăng nhập vào Gmail, bất cứ tác vụ nào ở Microsoft Outlook (OE) hay Outlook Express (OE) cũng tức thì xuất hiện trong Gmail. Ví dụ khi trong OE, ta chuyển một thư sang thư mục “Work” chẳng hạn thì trong Gmail, thư ấy sẽ được gán nhãn “Work”.

- IMAP cho phép nhiều công cụ như điện thoại di động tiếp cận thư tốt hơn.

- IMAP có tính ổn định hơn. Trong khi POP rất hay làm mất thư của bạn, hoặc tải về những thư tương tự nhiều lần thì IMAP tránh được điều đó qua khả năng đồng bộ 2 chiều giữa Gmail và các mail server khác.

- IMAP tải thư Gmail về MO hay OE cực kỳ nhanh: chỉ không đầy 30 giây, hơn 600 thư trong Inbox của Gmail đã có mặt trong OE rồi!

n Cách thực hiện:

- Đầu tiên, bạn phải đánh dấu nút kiểm kích hoạt IMAP trong Gmail: Vào Settings trong Gmail, ở mục Forwarding and POP/IMAP, tìm dòng cuối IMAP Access, đánh dấu vào nút kiểm Enable và Save change.

Bạn phải qua tiếp dòng 2 để đọc Configuration settings nhằm biết cách thiết lập cấu hình IMAP cho trình duyệt mail OE hay MO.

1. Cách thiết lập IMAP cho Outlook Express:

- Ở thanh menu chọn Tools > Accounts. Bấm Add > Mail.

- Điền tên bạn ở Display Name, bấm Next.

- Điền user name đầy đủ của bạn ở Gmail như là user@gmail.com ở Email address, bấm Next.

- Đến Email server name, chọn My incoming server là IMAP. Điền imap.gmail.com ở Incoming mail và smtp.gmail.com ở Outgoing mail, bấm Next.

- Qua mục Internet mail logon, điền username (có phần đuôi @gmail.com) ở User name và mật mã ở Password. Bấm Next > Finish.

- Trở qua Account, đưa chuột vào imap.gmail.com, chọn Properties, bấm General.

- Đổi tên imap.gmail.com thành Gmail để dễ nhận ra sau này.

- Đến Reply address cũng điền y như ở Email address là user@gmail.com và chọn nút kiểm Include this account when receiving mail and synchronising. Bấm Apply > OK .

- Qua tab Advanced trong Outgoing Mail (SMTP) và Incoming Mail (IMAP), chọn 2 nút kiểm This server requires a secure connection. Điền số 465 ở SMTP và 993 ở IMAP. Bấm OK.

- Bấm tab Servers, chọn nút kiểm My server requires authentication. Bấm OK lần chót là xong.

Khi bạn làm xong, vào Outlook Express nếu đang nối mạng, chương trình sẽ hỏi download thư mới hay tất cả (all mails) và sẽ có ngay thư mục mới Gmail trong OE để soạn, gửi thư, xem lại các thư mới nhận, rất tiện cho bạn khỏi online liên tục như trước đây.

2. Cách thiết lập IMAP cho Microsoft Outlook 2003:

- Trong MO, trên thanh menu, chọn Tools > Email account.

- Bấm Add a new Email account > Next.

- Trong Server type, bấm nút kiểm chọn IMAP > Next.

- Điền hết các mục trong Internet E-mail Settings (IMAP), gồm:

Thông tin người dùng (User information): Tên bạn muốn xuất hiện, địa chỉ Gmail đầy đủ (dạng username@gmail.com).

Thông tin Server: Incoming mail server (IMAP): imap.gmail.com; Outgoing mail server (SMTP): smtp.gmail.com.

Thông tin đăng nhập (Login Information): User Name (bao gồm cả phần @gmail.com); Password (mật mã bạn dùng trong Gmail).

- Bấm More settings, bấm tiếp vào tab Outgoing server.

- Bấm chọn 2 nút kiểm My outgoing server (SMTP) requires authentication và Use same settings as my incoming mail server. Bấm OK.

- Click vào tab Advanced, ở Outgoing Server (SMTP), điền số 465 và ở Incoming server (IMAP) điền số 993. Ở cả hai phần này đều chọn nút kiểm This server requires an encrypted connection (SSL). Bấm OK.

- Bấm Test account settings. Dòng Congratulations! All tests completed successfully sẽ xuất hiện. Bấm Close > Next > Finish.

- Nên tải về file update cho Outlook từ Microsoft để tránh bị báo lỗi errors khi dùng với Gmail.

3. Cách thiết lập IMAP cho Microsoft Outlook 2007:

Có hơi khác với phiên bản 2003 ở trên.

- Mở Outlook 2007, với New setups, chọn Do not upgrade > Yes.

- Điền Display name, Email address (có cả @gmail.com) và mật mã.

- Bấm vào Manually configure, chọn Internet Email.

- Thiết lập tên (name), địa chỉ email đầy đủ (có cả @gmail.com).

- Chọn IMAP cho Incoming/ougoing server.

- Username gồm cả @gmail.com.

- Bấm Next để kết thúc phần setup đầu tiên.

- Vào Tools > Options > Mail setup. Bấm vào Email account, chọn account và bấm Change trên danh sách các account. Bấm vào More settings, chọn tab Advanced:

Incoming server là 993, dùng SSL encryption.

Outgoing server là 587, dùng TLS encryption.

- Bấm OK > Next > Finish > Close > OK. O

Vào Facebook qua Iphone

Đây là cách tôi sử dụng để vào Facebook, sử dụng Internet 3G của Iphone.

1. Kết nối Iphone với Internet (sử dụng 3G)
2. Tắt Wifi của máy tính
3. Kết nối Máy tính với Iphone (sử dụng Internet Tethering)
3. Vào Facebook như bình thường

Có thể dùng máy khác có kết nối 3G chứ không nhất thiết Iphone

Các bạn thử xem!

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

iPhone 3G S đọ benchmarks với Palm Pre, G1

Nguồn: http://www.tinhte.vn/threads/226208-iPhone-3G-S-do-benchmarks-voi-Palm-Pre-G1


Trong bài kiểm tra về tốc độ khởi động máy cũng như vào web, email giữa Palm Pre và iPhone 3G S vừa được thực hiện bởi Cnet thì phần thắng nghiêng về Palm Pre khi nó duyệt web cũng như gửi email nhanh hơn iPhone 3G S. Lần này, trên trang công nghệ AnandTech đã test điểm benchmarks giữa iPhone 3G S, Palm Pre và G1. Trong bài kiểm tra này thì cả iPhone 3G S lẫn Palm Pre đều sử dụng chung loại chip là Cortex A8 với tốc độ 600Mhz.


Đầu tiên hãy cùng so sánh cấu hình giữa iPhone 3G và bản mới iPhone 3G S:




Trong bài kiểm tra về tốc độ duyệt web với kết nối wifi thì phần thắng lại nghiêng về iPhone 3G S, trái ngược với kết quả từ Cnet, theo kết quả thì iPhone 3G S nhanh hơn Palm Pre tới 21%. Trong 9 trang web được chọn để kiểm tra thì phần thắng nghiêng về iPhone 3G S tới 6 lần, Palm Pre chỉ thắng trong khi tải 3 trang web:




Bài kiểm tra tiếp theo là tốc độ mở các ứng dụng, phần thắng lại một lần nữa nghiêng về iPhone 3G S với điểm số thuyết phục so với Palm Pre hay G1, cụ thể theo xếp hạng từ cao đến thấp thì iPhone 3G S đứng đầu trong bài test này, tiếp theo là iPhone 3G rồi đến Palm Pre và cuối cùng là G1.




Như vậy thì quả là không hổ danh khi Apple công bố về tốc độ của iPhone 3G S, trong hai bài kiểm tra này thì phần thắng đều nghiêng về iPhone, Palm Pre đã thắng trong hai bài test của các phóng viên Cnet, nhưng trong lần này thì Palm thực sự lép vế so với iPhone 3G S.


Nguồn: Engadget

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Apple chính thức ra mắt iPhone thế hệ tiếp theo - iPhone 4

Nguồn: http://www.tinhte.vn/threads/421039-Apple-chinh-thuc-ra-mat-iPhone-the-he-tiep-theo-iPhone-4

 
Đúng như đã được dự đoán trước, tại WWDC 2010 diễn ra vào đêm hôm qua, Apple đã chính thức giới thiệu chú iPhone thế hệ tiếp theo của mình với tên gọi chính thức là iPhone 4. Vâng chỉ đơn giản là iPhone 4 mà không phải là 4G hay HD gì cả. Có lẽ bạn sẽ thấy chú iPhone 4 này quen quen, cũng dễ hiểu vì nó giống hoàn toàn với chú iPhone "lạ" mà tinhte đã có dịp giới thiệu trước đây. Xin tổng hợp các thông tin về chiếc iPhone 4 này để mọi người dễ theo dõi hơn.