Hiển thị các bài đăng có nhãn laptop review. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn laptop review. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

[Đánh giá] Lenovo ThinkPad X220 - nhỏ gọn, mạnh mẽ & đẳng cấp

Lenovo X220 - thế hệ mới nhất của dòng ThinkPad thực ra đã xuất hiện tại Tinh Tế hồi tháng 5. Tuy nhiên, mãi đến hôm nay thì mình mới có cơ hội dùng thử và trải nghiệm trên chiếc máy đang được đánh giá rất cao này. Thừa hưởng từ dòng ThinkPad nổi tiếng của IBM, X220 là một chiếc máy tính đánh vào phân khúc doanh nhân, người dùng cao cấp với thiết kế chắc chắn, gọn gàng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ về phần cứng nhằm đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Như thường lệ với các bài đánh giá chi tiết, trước tiên mình sẽ đánh giá tổng quan về thiết kế của máy. [tinhte.vn]


[Đánh giá] Lenovo ThinkPad X220 - nhỏ gọn, mạnh mẽ & đẳng cấp

Lenovo X220 - thế hệ mới nhất của dòng ThinkPad thực ra đã xuất hiện tại Tinh Tế hồi tháng 5. Tuy nhiên, mãi đến hôm nay thì mình mới có cơ hội dùng thử và trải nghiệm trên chiếc máy đang được đánh giá rất cao này. Thừa hưởng từ dòng ThinkPad nổi tiếng của IBM, X220 là một chiếc máy tính đánh vào phân khúc doanh nhân, người dùng cao cấp với thiết kế chắc chắn, gọn gàng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ về phần cứng nhằm đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Như thường lệ với các bài đánh giá chi tiết, trước tiên mình sẽ đánh giá tổng quan về thiết kế của máy. [tinhte.vn]

Về thiết kế:

Mặc dù mảng máy tính của IBM đã được Lenovo mua lại hồi tháng 8 năm 2005 nhưng hãng sản xuất máy tính lớn thứ ba thế giới này dường như không làm mất đi bản chất vốn có của dòng ThinkPad, cụ thể là trên chiếc X220 mà mình sử dụng. Máy vẫn có thiết kế "công nghiệp" chắc chắn, vuông vức, nhỏ gọn và đậm phong cách của X-series. Vỏ máy được làm bằng hợp kim nhôm (hoặc sợi thủy tinh nhân tạo) và nhám, mặt trên được phủ một lớp su thường thấy của ThinkPad. Theo Lenovo cho biết, X220 đã vượt qua 8 bài kiểm tra nhằm đạt tiêu chuẩn quân sự về khả năng chịu va đập, thay đổi nhiệt độ, áp suất và bài kiểm tra độ bền theo tiêu chuẩn của dòng ThinkPad. Ngoài ra, bàn phím của máy cũng có khả năng chống tràn.

Toàn bộ thân máy phủ một màu đen, những đường nét cứng cáp cùng tông màu đen tạo nên sự liền mạch trong thiết kế. Điểm nhấn duy nhất của X220 cũng như những model thuộc dòng ThinkPad khác là 2 bản lề bằng thép không gỉ và núm điều hướng màu đỏ ngay giữa bàn phím. Lenovo X220 có thiết kế khá mỏng và đặc biệt trọng lượng chỉ 1,63 kg bao gồm cả pin 6 cell.

Nếu so sánh với người anh em X201 thì X220 có một số điểm khác như loa nằm dưới rìa trước của máy thay vì cạnh trên màn hình, màn hình mở không cần lẫy gạt, layout phím được bố trí lại và nâng cấp các cổng kết nối. Nói về layout bàn phím thì Lenovo đã bố trí các phím khá hợp lý, đặc biệt là các phím như Esc, Delete được làm to gấp đôi so với các phím chức năng thông thường. Những phím này luôn có tần số sử dụng cao và việc thiết kế to hơn sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác, tránh nhầm lẫn. Bàn phím của X220 vẫn có thiết kế tương tự các model khác của dòng ThinkPad, phím nhám, hơi lõm và mặc dù khoảng cách giữa các phím là không nhiều nhưng cho cảm giác gõ tốt. Mình đã thử soạn thảo liên tục trên X220 và nhận thấy tỉ lệ gõ sai khi gõ với tốc độ cao là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu chưa dùng qua model nào thuộc dòng ThinkPad thì trên chiếc X220 này, người dùng sẽ gặp phải một rắc rối đó là việc bấm sai phím Ctrl. Thông thường phím Ctrl được bố trí nằm sát rìa trái hàng phím cuối cùng nhưng trên X220 nói riêng và ThinkPad nói chung, vị trí này thuộc về phím Fn. Vì vậy, người dùng cần phải mất thời gian để làm quen.

Về các cổng kết nối, X220 được bổ sung tùy chọn cổng USB 3.0 (theo đặt hàng), 2 cổng USB 2.0, VGA-out, HDMI, LAN, đầu đọc thẻ và jack audio chung phone và mic. Tương tự các model gần đây thuộc dòng X-series, X220 cũng không được trang bị ổ quang mà thay vào vị trí ổ quang là ổ cứng.

Do vẫn giữ thiết kế truyền thống của bàn phím nên tất nhiên, X220 không có đèn nền bàn phím. Tuy nhiên, Lenovo đã khéo léo bố trí một chiếc đèn LED nhỏ có độ sáng khá cao nằm khuất bên trong cụm webcam. Vì vậy, nếu thường xuyên làm việc vào buổi tối hay trong điều kiện thiếu sáng thì chiếc đèn này sẽ phát huy tác dụng. Ngoài ra, Lenovo cũng thay đổi hình dáng của cụm phím chức năng như tăng giảm âm lượng, nút tắt âm và tắt mic cũng được làm riêng biệt. Đây là một cải tiến cần thiết khi nhắm vào đối tượng người dùng là doanh nhân.

Do máy có kích thước vừa phải nên trackpad của máy cũng có kích cỡ tương ứng (7,62 x 4,95 cm), lớn hơn các model khác thuộc dòng X-series 1 chút. Trên trackpad là cụm 3 nút quen thuộc của ThinkPad nhưng nhìn qua chúng ta không hề thấy 2 nút chuột trái/phải của trackpad. Thực ra, 2 nút này đã được tích hợp vào trackpad, dấu hiệu nhận biết 2 nút này là 2 dấu gạch nổi nằm trên trackpad. Có thể Lenovo cố tình làm như vậy để tiết kiệm diện tích và tạo sự liền mạch. Tuy nhiên, cảm nhận chủ quan là mình vẫn thích thiết kế 2 phím tách biệt hơn bởi 2 phím chuột của X220 không phản hồi thật tốt và bị tình trạng "gối" lên nhau gây bấm nhầm. Khi bấm, mặt trackpad sẽ nghiêng theo chiều trái/phải tạo cảm giác hơi "lỏng lẻo" và phát ra tiếng "cụp cụp", trái ngược với sự êm ái của bàn phím. Mặc dù vậy, trackpad của X220 vẫn là một điểm đáng khen với độ nhạy khá cao (trackpad đa điểm) và khả năng hỗ trợ các thao tác như cuộn trang bằng 2 ngón, pinch-to-zoom, v.v... Ưu điểm về thiết kế của X220 còn phải kể đến không gian để tay rất thoải mái mặc dù máy có kích thước nhỏ gọn.

Lenovo X220 được trang bị màn hình 12,5" matte chống chói rất tốt. Sử dụng ngoài trời, màn hình vẫn hiển thị rõ hình ảnh. Màn hình của X220 sử dụng lớp nền IPS cho màu sắc tươi và hình ảnh mịn nhờ vào độ phân giải 1366 x 768 px. Màn hình cho góc nhìn tốt ở cả 2 bên nhưng khi nhìn với góc mở màn hình rộng thì hình ảnh bắt đầu tối. Nhiều ý kiến cho rằng tại sao Lenovo không nâng cấp độ phân giải lên cao hơn. Thiết nghĩ độ phân giải 1366 x 768 là vừa đủ cho một chiếc máy màn hình 12,5" và sử dụng lớp nền IPS với giá trị cao hơn màn hình gương thông thường. Với màn hình như vậy, không chỉ phục vụ cho văn phòng mà người dùng còn có thể trải nghiệm các nội dung số trên máy một cách thoải mái.

Về phần âm thanh, Lenovo đã bố trí 2 loa của X220 xuống dưới rìa trước của máy, tức là nằm ở mặt dưới thay vì nằm trên cạnh màn hình như X201. Loa cho chất lượng âm thanh khá tốt, trong và không rè. Âm lượng của loa cũng ở mức vừa phải, không quá to mà cũng không quá bé.

Ngoài ra, Lenovo cũng trang bị cho máy webcam 720p cho hình ảnh tốt. Bên cạnh webcam, microphone trên X220 cũng được trang bị công nghệ khử ồn. Nếu bạn thường sử dụng Skype để gọi video cho bạn bè trong khi vừa chat thì công nghệ sẽ giúp khử những âm thanh phát ra khi gõ phím.

Về hiệu năng hoạt động:

Sơ lược về cấu hình thì Lenovo ThinkPad X220 có cấu hình như sau:
  • CPU: Intel Core i7-2620M 2.7 GHz Cache L3 4 MB (Sandy Bridge);
  • GPU: Intel HD Graphics 3000 (GT2+);
  • RAM: 4 GB DDR3 bus 1333 MHz;
  • HDD: HITACHI 320 GB, 7200 rpm, SATA-II;
  • OS: Microsoft Windows 7 Professional x64.



Thông số cấu hình chi tiết của máy qua AIDA64 Extreme Edition.

Với cấu hình này, mình đã cho chạy benchmark với các chương trình như Windows Experience Index, PCMark Vantage và 3DMark Vantage, dưới đây là kết quả:

Điểm Windows Experience Index:


Điểm PCMark Vantage:


Bộ xử lý Core i7 2.7 GHz cho hiệu năng hoạt động cao. Theo Lenovo cho biết, với gói tùy chỉnh Lenovo Enhanced Experience 2.0, X220 được cải tiến về bảo mật và tốc độ khởi động máy, cho phép máy bật nhanh hơn 20s và tắt nhanh hơn 28% so với những máy khác chạy Windows 7. Mình đã thử nghiệm tốc độ khởi động máy, tình từ khi bấm nút nguồn đến khi máy vào Win hoàn chỉnh thì mất khoảng 45,3 giây. Ngược lại, thời gian cho máy tắt hẳn là 21,2 giây. Phải công nhận rằng X220 có thời gian tắt máy rất ấn tượng, thao tác Force Close chương trình được thực hiện nhanh mà không bị khựng.

Điểm PCMark Vantage cho X220 là 7217, trong đó đáng chú ý là 2 điểm Music 7486 và Communications 10474.

Điểm 3DMark Vantage:


Mặc dù không sử dụng card đồ họa rời nhưng mình vẫn cho X220 thử nghiệm benchmark với 3DMark Vantage. Điểm số cho thấy X220 đạt điểm bình quân 1774, điểm GPU là 1392 và CPU là 10011. Kết quả này không cao nhưng thiết nghĩ GPU của X220 có thể đáp ứng các nhu cầu thông thường như xem phim và chơi những trò chơi không đòi hỏi đồ họa quá cao.


Trải nghiệm video trên X220.

CrystalDisk:

X220 được trang bị ổ cứng Hitachi 320 GB có cảm biến chống rung. Ổ cứng này có tốc độ 7200 vòng/phút. Dưới đây là kết quả benchmark tốc độ đọc/ghi và tình trạng sức khỏe ổ cứng:




Độ ồn và nóng:

Thực tế trải nghiệm cho thấy, Lenovo X220 vận hành êm ái và đặc biệt là khá mát. Luồng nhiệt được đưa ra ngoài qua 2 hướng: phía trên cạnh phải và sau lưng. Khi để tay lên khu vực này, mình gần như không cảm thấy độ nóng. Có thể nói X220 là chiếc laptop mát nhất trong những chiếc laptop chạy Windows mà mình từng dùng qua. Nếu cần sử dụng máy trong thời gian dài thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng với khả năng tản nhiệt của X220.

Pin:

Chiếc máy mình sử dụng có pin 6 cell và kèm theo một pin mở rộng 9 cell có dung lượng 65Wh. Thử nghiệm sử dụng pin: tình trạng pin 1 (pin theo máy đầy 100%), pin 2 (pin mở rộng còn 25%), chế độ hoạt động High performance, độ sáng màn hình tối đa, WiFi bật, lướt web liên tục, soạn thảo văn bản và các tính năng văn phòng thì mình có thể sử dụng từ 9h sáng đến 6h chiều mới hết toàn bộ pin (khoảng 9 tiếng). Theo Lenovo thì với pin mở rộng, X220 có thể hoạt động trong cả ngày (24 tiếng) với chỉ một lần sạc. Vì vậy, mình nghĩ nếu sạc đầy cả 2 pin và cho máy hoạt động ở chế độ Balanced thì khả hoạt động cả ngày có thể đạt được.

Về phần mềm:

Là một chiếc máy nằm trong phân khúc doanh nhân nên X220 được trang bị gói công cụ chuyên dụng để quản lý và bảo vệ tài nguyên bên trong của máy song song với hình thức bảo vệ vật lý bên ngoài.

Được cài sẵn Windows bản quyền nên X220 cũng có một phân vùng Recovery để phục hồi. Thao tác phục hồi có thể được thực hiện khi khởi động máy và nhấn nút ThinkVantage màu xanh trên bàn phím. Ngoài ra, X220 cũng được trang bị bộ công cụ Lenovo ThinkVantage Tools bao gồm nhiều tính năng bảo vệ và kiểm tra tình trạng máy. Dưới đây là một số tính năng của ThinkVantage Tools:


Lenovo ThinkVantage Tools là một bộ phần mềm gồm 14 chức năng quan trọng giúp bảo vệ, bảo mật dữ liệu và kiểm soát tình trạng sử dụng máy. Các chức năng này bao gồm:
  • Password Vault;
  • Internet Connections;
  • Airbag Protection;
  • 3G Mobile Broadband;
  • Reading Optimization;
  • Enhanced Backup & Restore;
  • Power Controls;
  • System Health & Diagnostics;
  • Factory Recovery Disks;
  • Web Conferencing;
  • Update & drivers;
  • Fingerprint Reader;
  • GPS;
  • SimpleTap.


Password Vault - quản lý mật khẩu hệ thống.




Internet Connections - quản lý kết nối. Với kết nối WiFi, giao diện chương trình sẽ hiển thị theo dạng radar để bạn có thể chọn hotspot nào gần nhất và chất lượng sóng tốt nhất. Ngoài ra, nếu muốn đổi sang kết nối khác thì bạn chỉ việc chọn các loại kết nối ở khung bên trên như Mobile Broadband, WiMax (4G), v.v...


Airbag Protection - bảo vệ ổ cứng khi gặp chấn động. Hình trên cho thấy ổ cứng vẫn hoạt động bình thường khi không có chấn động.


Khi gặp chấn động, mô hình máy tính sẽ rung và ổ cứng sẽ tạm ngưng để bảo vệ dữ liệu.


3G Mobile Broadband - X220 được trang bị một khe cắm SIM sát bên cạnh tiếp xúc pin. Khi tháo pin ra, bạn sẽ thấy khe này và để sử dụng kết nối 3G thì chỉ việc cắm SIM vào khe và cấu hình sẽ tự động được thiết lập bằng ứng dụng trên. Trong hình, chúng ta có thể thấy tùy chọn quốc gia là Việt Nam.


Reading Optimization - đây là một tính năng độc đáo trên Lenovo X220. Khi kích hoạt tính năng này, bạn sẽ có thể sử dụng màn hình dọc để đọc ebook hay các tài liệu giống như một cuốn sách. Khi lật máy đứng lên, màn hình sẽ tự động chuyển sang portray nhờ vào cảm biến gia tốc kế và ngược lại. X220 có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ gọn nên việc trang bị tính năng này khá hợp lý.


Thử nghiệm vào trang Tinhte.vn, khi lật lại thì trang web sẽ được hiển thị như trên.


Giao diện chương trình phục hồi hệ thống tích hợp trong ThinkVantage Tools.


Power Controls - X220 có một hệ thống quản lý nguồn thông minh và dễ điều chỉnh. Trong phần Power Controls, bạn có thể điều chỉnh hiệu năng hoạt động của máy, kéo thanh gạt qua High performance để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất hoặc chọn Long battery life để tiết kiệm pin.


System Health & Diagnostics - tính năng cho phép bạn kiểm tra tình trạng hệ thống, phát hiện lỗi và hỗ trợ sửa lỗi.


Factory Recovery Disks - với phân vùng ổ Recovery trong máy, bạn có thể sử dụng chức năng này để tạo một đĩa phục hồi máy và lưu giữ bên ngoài.


Web Conferencing - với webcam 720p và công nghệ khử tiếng ồn trang bị trên micrphone, chức năng này cho phép bạn điều chỉnh hình ảnh cũng như âm thanh đầu vào/ra. Bạn có thể điều chỉnh âm thanh cho 1 người nói qua mic hoặc nhiều người nói qua mic trong trường hợp sử dụng X220 để họp với nhiều người tham gia.


Update & drivers - tính năng này sẽ tự động kiểm tra và cập nhật phiên bản phần mềm của chương trình hệ thống và driver.




Fingerprint Reader - tính năng bảo mật vân tay là một trong những tính năng không thể thiếu trên các máy tính dành cho doanh nhân nói chung và ThinkPad nói chung. X220 cũng được trang bị cảm biến vân tay và để sử dụng, bạn phải "đăng ký" dấu tay của mình qua ứng dụng Fingerprint Reader tích hợp trong ThinkVantage Tools.


GPS - tính năng định vị tương tự như điện thoại di động. Máy sẽ yêu cầu phải dùng SIM để kích hoạt GPS và nhận biết tọa độ. Ngoài ra, Lenovo cũng tích hợp thêm bản đồ ThinkVantages Maps dựa trên Google Maps.


SimpleTap - một tính năng đơn giản cho phép bạn truy cập nhanh vào các tùy chọn như tắt/mở âm thanh, tăng giảm âm lượng, bật đèn, khóa máy, v.v...


Bên cạnh ThinkVantage Tools thì mọi thắc mắc về máy, thông tin cập nhật sẽ được thông báo qua Lenovo Device Experience.

Lời kết:

Vẫn nhằm vào phân khúc doanh nhân, người dùng cao cấp, Lenovo đã trang bị cho X220 những gì cần thiết để đáp ứng cho đối tượng khách hàng mà họ muốn nhắm đến. Theo đánh giá chủ quan của mình, X220 là một chiếc máy đáng để mua. Có lẽ một phần vì mình thích thương hiệu ThinkPad từ lâu, một phần vì những trải nghiệm mà máy mang lại. X220 vẫn không mất đi chất vốn có của dòng ThinkPad trước đây bên cạnh sự nâng cấp về cấu hình. Nếu là một doanh nhân, hay di chuyển, cần xử lý nhanh công việc, thời lượng pin dùng lâu thì X220 là một sự lựa chọn đang quan tâm so với các đối thủ cùng tầm giá. Được biết, ThinkPad X220 sẽ có cả 3 phiên bản chạy Core i3, i5 và i7. Giá khởi điểm cho Core i3 vào khoảng 25.100.000 VNĐ, Core i5 là 26.200.000 VNĐ và Core i7 là 29.900.000 VNĐ. Riêng gói pin 9 cell gắn ngoài sẽ có giá 3.000.000 VNĐ. Dự kiến sản phẩm sẽ được bán ra vào cuối tháng 9.

Lưu ý: Mình có lấy một số hình ảnh của chiếc máy lần trước anh cuhiep đã trên tay, thiết kế máy mình review và máy lần trước hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác 1 điểm là chiếc máy lần trước dùng pin 9 cell trực tiếp còn máy mình dùng pin 6 cell kèm dock pin mở rộng:


Thiết kế cổ điển của dòng ThinkPad.


Bàn phím vẫn được giữ nguyên, 2 nút Del và Esc được làm to hơn.


Cạnh trái gồm các cổng như USB 3.0 (tùy chọn), VGA-out, HDMI, USB 2.0, PCI, nút bật/tắt WiFi.


Mặt trước đơn giản, không còn chốt gạt mở màn hình, 2 loa được bố trí phía dưới.


Cạnh phải gồm khe đọc thẻ, USB 2.0, cổng LAN và khoang chứa ổ cứng thay vì ổ quang.


Mặt dưới có nắp che RAM, cổng dock mở rộng.


Bên cạnh jack tiếp xúc pin là khe cắm thẻ SIM để dùng kết nối băng thông rộng.


Pin tiêu chuẩn theo máy, 6 cell, dung lượng 63Wh.


Dock pin mở rộng cho máy.


Dock pin ghép trực tiếp vào dưới máy, có 2 khe để thoát âm thanh và dung lượng pin là 65Wh.


Dock pin có cổng sạc riêng và nút bật/tắt chức năng sạc.




Trackpad đa điểm, khá lớn, 2 nút chuột được tích hợp vào trackpad.






Bản lề bằng thép không gỉ.




Webcam HD cho chất lượng hình ảnh tốt và tích hợp đèn LED chiếu sáng bàn phím bên trong.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

HP EliteBook 8440w Review

HP EliteBook 8440w
EDITORS'RATING
8.610

http://computershopper.com/laptops/reviews/hp-elitebook-8440w

PROSExcellent performance; solid, business-rugged construction; very comfortable keyboard; high-res screen; lots of extras

CONSBulky and heavy; small touch pad

EDITORS' TAKEThe HP EliteBook 8440w uses a top-end Intel processor and Nvidia Quadro graphics engine to deliver excellent performance to mobile professionals. It’s a bit bulkier than other 14-inch laptops, but you get a lot of features for a reasonable price.
Price (at time of review): $1,649 (direct)


Key Specs

Processor: 2.66GHz Intel Core i7-620MMemory: 4GB RAM Storage: 320GB hard driveOptical Drive: DVD±RWScreen: 14 inches (1,600x900 native resolution)Graphics: Nvidia Quadro FX 380M (512MB)Weight: 5.5 poundsDimensions (HWD): 1.5x13.2x9.3 inchesOperating System: Windows 7 Professional (64-bit)

HP EliteBook 8440w Review

Reviewed by: Jamie Bsales Review Date: January 2010

Buyers may be flocking to shiny, low-cost laptops, but there’s still a segment of the population that needs a fast machine that can take the rigors of road use. For those business and power users, HP offers its EliteBook line. The new EliteBook 8440w is a workstation-class model that features a top-end Intel Core i7 processor, Nvidia Quadro graphics engine, and all manner of extras stuffed into a business-rugged magnesium and aluminum shell. It isn’t the most svelte 14-inch laptop you can buy, but it’s certainly one of the most powerful, and the $1,649 price is reasonable for all it includes.

The EliteBook 8440w is set apart by its platform-mate, the less expensive EliteBook 8440p, by an industrial-chic gunmetal-gray lid in place of the 8440p’s platinum color. The EliteBook 8440w looks sharp, but even the dark color can’t hide the fact that this is a bulky machine. Despite its 14-inch screen, the laptop measures 1.5 inches thick and weighs about 5.5 pounds with the included nine-cell battery. Unlike some previous EliteBooks, the 8440w’s chunky, squared-off chassis is decidedly more ThinkPad than MacBook Pro in its design aesthetic.

The EliteBook 8440w features a strong magnesium and aluminum lid rated to withstand 300 pounds of pressure without damage to the screen. The gunmetal finish is cool, too.

Mobile pros likely will forgive the few extra ounces to gain the platform’s business-rugged features. The chassis of the EliteBook 8440w combines a rigid magnesium base with an aluminum-and-magnesium display enclosure rated to withstand 300 pounds of crush pressure without damaging the screen. The design also meets U.S. military spec MIL-STD-810G for environmental hazards, including temperature extremes and humidity exposure. The spill-resistant keyboard has drain channels built in to help protect the notebook in the event of a minor spill. HP also includes 3D DriveGuard active protection for the hard drive to protect your data in case you drop the unit.

The EliteBook 8440w includes a full complement of ports, including some that are vanishing from so many other new laptops these days. You get three standard USB ports, plus a fourth that’s a USB/eSATA combo; a FireWire port; DisplayPort and VGA video connectors; and LAN, modem, headphone, and mic jacks. HP has included an ExpressCard/54 slot and an SD/MultiMediaCard flash-memory reader, plus a docking connector. All models also include Bluetooth 2.1 and 802.11a/b/g/n Wi-Fi connectivity, plus a 2-megapixel Webcam.

On the left you’ll find three USB ports, FireWire, an ExpressCard/54 slot, and headphone and mic jacks.

The $1,649 configuration includes a multi-format DVD burner with LightScribe labeling (a Blu-ray burner is an option), a fingerprint reader, and a 320GB 7,200rpm hard drive. (You can step up to a 500GB drive, or a 160GB or 256GB solid state drive.) Also optional on all models is carrier-agnostic wireless broadband via the Gobi Mobile Broadband 2000 chipset, which includes new GPS support. And HP notes that required antennas are built in to all EliteBook 8440 models, so if you order a machine without internal WWAN and decide to add it later, you’ll be set.

On the right-hand side of the 8440w you’ll find the optical drive, a USB/eSATA combo port, and Ethernet and modem jacks.

In addition to the long hardware feature set, the EliteBook 8440w comes with an impressive array of software extras. You get HP QuickLook and HP QuickWeb preboot environments, which let you check your e-mail, calendar, and contacts or surf the Web via a full-featured browser without booting to the included Windows 7 Professional 64-bit operating system. The updated HP ProtectTools suite includes utilities to irrecoverably delete files, completely wipe the hard drive (ideal when it’s time to retire or pass along the machine), recover a forgotten password, and more. The preloaded HP SkyRoom is a powerful videoconferencing solution that even supports desktop sharing, making it useful for remote presentations and other meetings.

HP also includes HP Power Assistant, an easy-to-use utility that lets you extend battery life by managing various system settings such as screen brightness, Wi-Fi, Bluetooth, and so on, in one place. Power Assistant can even show you approximately how much more runtime lowering the screen brightness or tweaking another setting would get you, which can be helpful on a long flight when you’re trying to eke out that extra 30 minutes.

The 8440w has two video-out connectors on the back: VGA and DisplayPort.

Pop open the lid, and you’ll be greeted by a roomy keyboard that is exceedingly comfortable to use. The keyboard has a solid feel, and the individual keys have a good amount of up/down travel. We also appreciate the dedicated volume and mute soft keys above the keyboard, as well as the handy white LED above the screen that you can turn on to illuminate the keyboard (a handy feature that Lenovo ThinkPads have had for a while). HP has included both a pointing stick and a touch pad, though the required two sets of mouse buttons means the pad has to be pretty squat. But the pad is gesture-enabled, supporting two-finger motions for scrolling, zooming, and the like.

The 8440w features a roomy, exceedingly comfortable keyboard. You get dedicated volume keys and both a pointing stick and a touch pad, though the pad is a little cramped.

The 14-inch screen is a strong point. The 1,600x900 native resolution is high for a panel this size but necessary for what workstation users demand. The panel has an anti-glare coating, which is appropriate for a business machine likely to see use in a conference room or on a job site. That said, while the panel’s viewing angle in Windows applications is very wide side to side, you’ll find yourself adjusting the screen angle to be in the sweet spot in the vertical plane. And as with most other recent laptop panels we’ve seen, the viewing angle is considerably narrower for video playback.

Audio from the EliteBook 8440w’s stereo speakers is acceptable but not stellar. They deliver some bass punch and decent volume, but the sound is still a bit thin and constrained overall. The Webcam can deliver a usable image in a dark room, if that’s how you tend to chat, but in normal lighting conditions, highlights are overexposed and the image exhibits a lot of motion blur. Given that this is a business machine, we would have opted for better bright-light image quality over low-light sensitivity.

Where the EliteBook 8440w really excels is in performance. The top-end configuration comes with 4GB of fast 1,333MHz DDR3 RAM (the platform supports up to 8GB total) and an Intel Core i7-620M CPU, which runs at 2.66GHz for normal tasks and 3.33GHz when Intel’s Turbo Boost technology kicks in. Being a workstation build, the EliteBook 8440w delivers the Nvidia Quadro FX 380M graphics engine. These parts (plus that fast hard drive mentioned earlier) pushed the EliteBook 8440w’s score on Futuremark’s PCMark Vantage benchmark test, which measures overall system performance, to an impressive 6,697. That’s the best score we’ve seen from any laptop tested to date, on any system. The Nvidia Quadro FX 380M graphics engine has been certified to work with leading CAD/CAM, engineering, architectural, and other workstation applications. Mobile pros who don’t need such a specialized graphics processor might opt for the lower-cost EliteBook 8440p model, which can be ordered with more pedestrian Intel or Nvidia NVS 3100 graphics.

The EliteBook 8440w’s score of 8,977 on Cinebench 10 also puts it in the upper echelon of all laptops. The 8440w was an impressive performer on our multimedia tests, churning through our standard Windows Media Encoder video file in 3 minutes and 54 seconds and converting our 11 iTunes test tracks in just 3 minutes and 15 seconds—again among the best results we’ve seen from a laptop, and the absolute best for the thin-and-light category.

The Quadro FX GPU performed well on our real-world gaming tests, delivering a score of 4,167 on 3DMark06 and a decent 45.4 frames per second on Company of Heroes (both at 1,024x768 resolution). While those results aren’t as high as you’ll see from a gaming-oriented CPU, they are above average nonetheless. And keep in mind that the Quadro FX chip is more about guaranteed compatibility with the leading professional workstation applications than it is about killing enemies in shoot-’em-ups.

Our test configuration included HP's nine-cell extended battery (as opposed to the six-cell unit on lower-priced builds), and we saw a respectable 3 hours and 42 minutes of runtime on our harsh DVD rundown test. Gauging from that, a full workday of computing with more judicious use is not out of the question. Also, the EliteBook 8440w includes a new generation of power cell that HP claims will retain its power-delivery abilities for years. Instead of battery capacity diminishing noticeably after 300 charge/discharge cycles—which means buying a new battery in 12 to 18 months—the company says the HP Long Life Battery should still deliver 80 percent of its original capacity after 1,000 charging cycles. HP is so confident, in fact, that it has extended the system’s three-year warranty to include the battery; most other laptop warranties cover the battery for only a year.

The HP EliteBook 8440w isn’t for everyone. Many mobile pros will be fine with the less-expensive 8440p models available. That said, $1,649 is a very nice price for what you get, and there are no real competitors at this price. You could spend about $800 more for theLenovo ThinkPad T400s Multi-touch; you’d get a cool touch screen but lesser performance. But if you need a true mobile workstation that can deliver the performance those applications demand in a package that isn’t too delicate for daily travel and doesn’t break the bank, the EliteBook 8440w is an excellent choice.Price (at time of review): $1,649 (direct)