Hiển thị các bài đăng có nhãn My work. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn My work. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Tết này người dân Hà Giang có gà xương đen trên mâm cỗ



Tại Trung tâm Gà xương đen, xã Quyết Tiến (Quản Bạ).


Trong ánh nắng vàng se lạnh của một chiều cuối năm, chúng tôi tìm về thăm Trung tâm Gà xương đen, xã Quyết Tiến, do Dự án phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Quản Bạ hỗ trợ. Trên con đường gập gềnh đá, dù còn cách Trung tâm những gần 300m, tiếng gà gáy rộn vang cả không gian rộng rãi, làm chúng tôi như chìm vào ký ức quê xưa, nơi mà cả tuổi thơ tôi được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa. Theo lời anh Cao Xuân Lỉn, Trưởng ban Phát triển xã Quyết Tiến: “Gà đen hay gà xương đen, từ rất lâu rồi đã là con vật nuôi quen thuộc của bà con các dân tộc vùng cao, nay nhờ được dự án Caritas (Thuỵ Sỹ) tài trợ xây dựng và phát triển nuôi giống gà xương đen tại xã. Nhìn chung, đàn gà phát triển rất tốt, bước đầu cho thu nhập khá ổn định đối với những hộ tham gia mô hình, quan trọng hơn mô hình còn làm thay đổi được tập quán chăn nuôi của bà con và cũng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp XĐGN của địa phương…”.


Chị Vũ Thị Châm, Tổ trưởng Trung tâm, tâm sự: “Chắc các chú ngạc nhiên lắm phải không?. Đến chúng tôi những người trong cuộc còn ngạc nhiên, không chỉ ngạc nhiên đâu mà còn khâm phục và cảm ơn Dự án đã chỉ ra con đường mới trong chăn nuôi trên chính những gì sẵn có của địa phương…”. Đang ngồi tiếp chúng tôi, chị Châm chợt giật mình nhìn đồng hồ, rồi nói: Mải tiếp các chú, tí quên mất giờ đảo trứng gà đang ấp. Từ tháng 7.2007, Dự án chính thức bước vào hoạt động, thì cỗ máy ấp trứng nhân tạo cũng hoạt động từ ngày đó đấy! Hiện nay, Trung tâm đã cơ bản hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án, thu gom số gà xương đen trên địa bàn huyện và các huyện lân cận để nuôi tập trung tại Trung tâm và tập trung số trứng do gà sinh sản, để cho ấp nở nhân tạo thành gà con nuôi trong khoảng 2 tháng sẽ được bán ra thị trường hoặc cung cấp cho các hộ gia đình trong xã nuôi theo mô hình. Những hộ thực hiện theo dự án được hỗ trợ thuốc thú y, thức ăn cho gà và một phần chi phí làm chuồng trại theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Chính những hộ thực hiện mô hình này sẽ là nòng cốt để nhân rộng việc nuôi giống gà xương đen trong vùng trong thời gian tiếp theo khi trung tâm tiến hành thành lập công ty cổ phần…


Dạo một vòng qua các nhà nuôi gà xương đen của Trung tâm mà cứ ngỡ như lạc vào một trang trại nuôi gà lớn của vùng, miền xuôi. Từ khu vực nuôi gà bố, mẹ, đến khu nuôi gà mới nở đều được tách riêng. Chúng tôi nhìn, ngắm không biết chán mắt, những chú gà với đủ mọi mầu sắc nhưng đều có một điểm trung là chân, mào, mầu da đều đen như chì, qua trao đổi với chị Châm, được biết: Hiện cả trung tâm có trên 500 con gà bố, mẹ; từ đầu năm đến nay, đã thu được trên 21.500 quả trứng và tính đến hết tháng 11.2008, Trung tâm có trên 2.000 con gà xương đen giống, đã bán được gần 300 con gà thịt với giá bình quân từ 60 - 70.000 đồng/kg; xuất gần 3.400 con gà giống với giá bình quân trên 18.000 đồng/con; cung cấp trên 1.700 con gà giống cho các hộ gia đình trong xã thực hiện nuôi theo mô hình. Không chỉ cho bà con nhân dân trên địa bàn huyện mà cả các huyện trong tỉnh và đặc biệt hơn, một số người dân ở tỉnh Tuyên Quang cũng đã tìm đến Trung tâm mua, gà giống về nuôi…


Cũng dịp này, chúng tôi đã được anh Mai Văn Khôi, cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm đưa đi tham quan một số mô hnh gà xương đen trên địa bàn xã. Hộ anh Vàng Thống Cáo, người dân tộc Pú Y, (thôn Đông Tinh) là 1 trong 10 hộ tham gia thành viên dự án phát triển giống gà xương đen của Trung tâm, anh cho biết: “Được dự án Caritas và Trung tâm Gà xương đen xã Quyết Tiến lựa chọn tham gia làm thành viên, được cán bộ trung tâm tập huấn về cách thức chăm sóc, chăn nuôi, phòng chữa bệnh cho đàn gà; vừa rồi, gia đình mình đã xuất chuồng được gần 100 con gà thịt (đợt 1), thu được hơn 10 triệu đồng. Thấy mô hình nuôi phát triển tốt, ít tốn kém, mà mang lại lợi ích kinh tế khá cao, gia đình tiếp tục đầu tư nuôi thêm 150 con gà nữa và đang tiếp hành vỗ béo để xuất chuồng trong dịp Tết tới đây. Chính nhờ việc nuôi gà xương đen, đã giúp kinh tế gia đình ngày một phát triển nên từ giờ nhà mình sẽ tiếp tục đầu tư vốn để duy trì và phát triển đàn gà xương đen ngày một nhiều hơn…”.  Những hộ tiếp theo mà chúng tôi đến, như: gia đình anh Vương Khắc Dụng, dân tộc Pú Y, (thôn Nậm Lương); Nguyễn Văn Cường, dân tộc Tày, (thôn Đông Tinh); Phan Văn Đông, (thôn Vĩnh Tiến) và nhiều hộ khác nữa trong xã, thời gian qua đều nuôi thành công và xuất chuồng 50 con gà xương đen (đợt 1), trừ hết chi phí chăn nuôi, các gia đình đều có lãi bình quân 2 triệu đồng. Qua tìm hiểu của chúng tôi về tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình được thực hiện mô hình, cũng như bà con nhân dân trong xã đều có chung một một quan điểm: Muốn được tham gia làm thành viên của dự án phát triển giống gà xương đen của Trung tâm…


Tết này, trên các mâm cỗ của nhân dân không chỉ trên địa bàn xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ hay TXHG mà còn các huyện trên địa bàn tỉnh… đã có thêm món thịt gà xương đen của Trung tâm Gà xương đen xã Quyết Tiến. Việc phát triển nuôi giống gà xương đen ở các xã vùng cao, là hướng đi đúng. Hướng phát triển này không những bảo vệ, gìn giữ được giống gà xương đen quý hiếm, mà còn giúp cho nhân dân có thêm nghề chăn nuôi mới trên những nguồn giống sẵn có của địa phương. Việc phát triển nuôi gà xương đen sẽ trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao trên thị trường, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, XĐGN bền vững ở vùng cao. Vì vậy, Trung tâm rất cần được các cấp, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tiến hành thành lập Công ty cổ phần để có điều kiện tốt hơn nữa trong việc phát triển số lượng cũng như chất lượng đàn gà xương đen bởi không chỉ cung cấp gà thịt cho nhu cầu thị trường ngày càng cao mà còn cung cấp gà xương đen giống cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.


Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Business Associations in Hung Yen, Quang Nam, Dak Lak, An Giang: Audit, Benchmark and Recommendations

Author: Simone Lehmann, Tang Van Khanh


Based on the GTZ terms of reference, this report provides several strategic options for GTZ on how to promote business associations in four provinces of Vietnam until the end of the current programme phase and serves as a base for GTZ future interventions in that regard. The proposals are predicated on findings gathered in interviews with associations and other stakeholders (Annex 1: Survey questionnaire, Annex 2: Interviewed partners).

The report furthermore assesses the current performance of selected Vietnamese business associations by using the instrument of benchmarking them against Vietnamese top performers and also against selected associations in other countries in the South.

Based on good practices the mission team found out, a sustainable organizational model for Vietnamese provincial business associations has been outlined.

The proposal section contains suggestions for general capacity building in business associations, a detailed audit, good and bad practice plus many individual recommendations for provincial business associations. It also contains an outline of possible roles and functions of the regional Mekong Delta associations in fishery and tourism.
http://finance.groups.yahoo.com/group/newsbox/message/6705?var=1
http://www2.gtz.de/wbf/doc/business_associations_Vietnam_final_report_April_2008.zip

Trò chơi quản lý trên máy tính

Trong thực tế đào tạo sinh viên kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) ở Việt Nam hiện nay, kiến thức nhà trường còn khá xa rời thực tế. Không ít sinh viên, kể cả sinh viên khá giỏi, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với công việc thực tế sau khi ra trường. Trò chơi quản lý trên máy tính sẽ giúp sinh viên khắc phục những yếu điểm vừa nêu.

Trong thực tế đào tạo sinh viên kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) ở Việt Nam hiện nay, kiến thức nhà trường còn khá xa rời thực tế. Không ít sinh viên, kể cả sinh viên khá giỏi, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với công việc thực tế sau khi ra trường. Trò chơi quản lý (QL) trên máy tính sẽ giúp sinh viên khắc phục những yếu điểm vừa nêu.
Thế nào là trò chơi QL?

Trò chơi QL là hình thức tái hiện tình huống thực tế, ví dụ như đàm phán, đấu giá... thông qua sự tranh đua giữa một vài cá nhân hoặc đội nhóm. Trò chơi QL đã được sử dụng rất nhiều trong các khóa đào tạo cán bộ QTKD ở các đại học nước ngoài, cả ở cấp đại học lẫn cao học.
Trò chơi QL trên máy tính thực chất là trò chơi điều hành các công ty ảo. Trong trò chơi này, các sinh viên được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm điều hành một công ty trên máy tính. Những công ty này cạnh tranh với nhau trên một hoặc nhiều thị trường, với một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau.
Thành viên trong nhóm bàn bạc, thảo luận với nhau, trên cơ sở nguồn thông tin thu được trên thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh tế vĩ mô để ra các quyết định KD. Các quyết định này liên quan đến mọi hoạt động QL KD thông thường như đề ra chiến lược KD, marketing (sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp và phân phối...), các quyết định về QL sản xuất, tồn kho... Phạm vi ra quyết định của sinh viên tùy thuộc vào từng phần của trò chơi. Ví dụ, trò chơi Chiến Lược Kinh Doanh (The Business Strategy Game) cho phép học viên ra quyết định KD hầu như trong mọi hoạt động KD. Chương trình Chiến Lược Marketing (Markstrat 3) lại giới hạn phạm vi quyết định trong khuôn khổ các hoạt động marketing. Các quyết định sẽ được phản ánh bằng kết quả tài chính của công ty sau mỗi kỳ hoạt động, cũng như khi kết thúc trò chơi. Mỗi quyết định không hợp lý sẽ làm giảm sút kết quả KD của công ty hoặc giúp cho công ty đối thủ lớn mạnh hơn.
Trò chơi QL trên máy tính yêu cầu  hệ thống máy tính của nhà trường phải cài đặt chương trình thích hợp. Học viên tham gia trò chơi phải nắm kiến thức cơ bản môn QTKD. Trong trò chơi này, giảng viên là người dẫn dắt và điều chỉnh những phát sinh trong quá trình chơi. Sau mỗi thời kỳ, giảng viên sẽ phân tích diễn biến trong kỳ, giúp sinh viên điều chỉnh quyết định trong những kỳ tiếp theo.

Ứng dụng
Trò chơi QL trên máy tính giúp sinh viên rèn luyện kiến thức và kỹ năng QL KD trong môi trường cạnh tranh, khi mà mọi quyết định sai lầm đều phải trả giá. Những kiến thức và kỹ năng đó gồm:
- Các kiến thức chuyên ngành (marketing, tài chính doanh nghiệp, quản trị vận hành, quản trị chiến lược...)
- Kỹ năng làm việc nhóm (bàn bạc, thảo luận để ra quyết định, phân công và phối hợp hành động), giúp tận dụng mặt mạnh và khắc phục hạn chế của từng cá nhân, tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả.
- Ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin, một thực tế của môi trường KD (biết sử dụng hiệu quả những thông tin có được, khả năng phân tích và dự báo).
- Lập kế hoạch KD (ngắn và dài hạn, dựa trên những khuôn mẫu sẵn có).
- Thực hiện kế hoạch (tổ chức triển khai, điều chỉnh do những thay đổi của môi trường KD, của đối thủ cạnh tranh và của khách hàng).
Phương pháp trò chơi QL trên máy tính có nhiều ưu điểm so với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Nếu được thiết kế tốt, đây là điều kiện để sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng được học  một cách tổng hợp. Tính thực tiễn ở đây khá cao, với những tình huống được mô phỏng như thực (quyết định trong điều kiện thiếu thông tin, trả giá cho những quyết định sai lầm). Thông tin phản hồi mang tính khách quan và giúp sinh viên điều chỉnh được những quyết định tiếp theo của mình, vì mỗi  quyết định đều được đánh giá và phản ánh lại bằng chính kết quả KD của công ty. Phương pháp này có ích trong việc giúp sinh viên tiếp cận thực tế, giúp khắc phục yếu điểm đặc trưng của phương pháp giảng dạy truyền thống. 

Tăng Văn Khánh - Nguyễn Tuyết Nhung


Vực dậy giống gà sắp tuyệt chủng


Gà xương đen.
KTNT - Sau khi phát hiện giống gà xương đen quý hiếm của người Mông ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ - Hà Giang) đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đầu năm 2003, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức Caritas (Thụy Sỹ), ông Cao Minh Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần Gà xương đen Quyết Tiến đã lập trang trại tại đây nhằm vực dậy giống gà quý hiếm này. 

Khác với loại gà ác (thịt cũng màu đen) ở miền xuôi, gà xương đen của người Mông, cả thịt, xương, mào, chân đều có màu đen. Con trống 7 tháng tuổi cân nặng 3,5kg, con mái 2,5kg; thịt mềm, không quá béo như gà thường. Gà xương đen hầm với tam thất là vị thuốc quý, bồi dưỡng sức khỏe cho người già, phụ nữ mới sinh nở và trẻ em còi cọc. Trứng gà cũng rất bổ, lòng đỏ mịn màng, luộc chín có màu hồng đào thơm phức. Khác với gà thường, gà xương đen chỉ đẻ 70 quả/năm, mỗi năm đẻ trong khoảng 5 tháng. Ông Ngọc cho biết: “Trước năm 2000, giống gà này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đến 100 gia đình đồng bào Mông chỉ có 1 - 2 gia đình nuôi gà xương đen, nhà nhiều nhất chỉ 5 - 6 con, có nhà chỉ còn 2 con để làm giống. Rất may, từ đầu những năm 2000 đến nay, giống gà này bắt đầu được khôi phục ở Hà Giang, khởi đầu là Mèo Vạc, sau đó đến Quản Bạ”.



Lò ấp trứng của Công ty.

Cũng theo ông Ngọc, cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi đã xây xong từ 2005, nhưng đến khi bắt tay vào nuôi (2006) lại có dịch cúm gia cầm nên phải dừng lại đến năm 2007 mới bắt đầu. Đến năm 2008, trang trại đã có gần 1.000 gà con. Dự tính, đến cuối năm 2009 sẽ nhân đàn gà bố mẹ lên 2.000 con. Thời gian ấp nở của gà xương đen là 21 ngày, sau đó giao cho dân nuôi. Cán bộ kỹ thuật của Công ty đi kiểm tra, hộ nào đủ tiêu chuẩn về chuồng trại mới được tham gia nuôi gà, thức ăn chủ yếu của gà là ngô hoặc cám gạo. Sau 4 tháng, gà có thể đạt trọng lượng 1,8-2,5kg/con. Theo dõi việc nuôi thử nghiệm của bà con cho thấy, hộ nào nuôi trên 100 con có thể đạt thu nhập 2 triệu đồng/tháng. Các hộ nhận nuôi gà được huyện hỗ trợ 50% giá giống, 1 triệu đồng xây chuồng; Công ty cung cấp vắc-xin phòng chống dịch bệnh; gặp rủi ro sẽ được hỗ trợ theo luật định. Năm 2008, đã có 30 hộ nhận nuôi, mỗi hộ 100 con, doanh thu đạt 400 triệu đồng; năm 2009, có 60 hộ nuôi. Hiện gà xương đen của Quản Bạ chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh, giá bán 75.000-80.000 đồng/kg. Dự kiến, đến cuối năm 2009, sẽ có hàng phục vụ thị trường trong nước, hiện tại có nhà hàng Sông Hồng ở Vĩnh Phúc đặt 500kg/tuần; Tuyên Quang 200kg/tuần. Đặc biệt, một số người dân ở Điện Biên đang mạnh dạn gây giống. 


Hiện, Công ty cổ phần gà xương đen Quyết Tiến có 5 thành viên trực tiếp điều hành, với mức lương thấp nhất 2.000.000 đồng/người/tháng; cao nhất 3.000.000 đồng/người/tháng. Từ nay đến năm 2012, Công ty sẽ mở rộng hộ chăn nuôi lên 200-300; tăng đàn nuôi lên 300 con /hộ. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ trên cả nước.

Hy vọng, trong tương lai không xa, giống gà quý hiếm của đồng bào Mông không những được bảo tồn ở cao nguyên đá mà còn được giới thiệu rộng rãi đến bà con cả nước.

Dương Như An


http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xaydungnongthonmoi/2009/9/19936.html

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

CMS as an eConsulting tool

We at our company, OCD, just started using a CMS to develop our online training course since May 2009.

However, very quickly we acknowledge that we can us this tool to support our consulting clients, especially who are far away from our head office. We also devided our consulting project into phrase and the discussion and uploading of consulting materials from both sides, consultants and clients are conducted via the CMS by consulting stages.

As the result, most of our clients in consulting projects are able to use our CMS system as a space for discussion and communicate with the consultants, even those who are at a very limited IT level that they before using Internet for nothing but reading news (for some of them, just 1 month before). Our consultants now can keep track with the works done by client between two fieldtrips, comments to their work from head office.

Tang Khanh

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Integrating for a new tool

Our company, OCD, have been using desktop calendar for a long time since its establishment. While it is visually friendly, it is very difficult to update the work shedule of our consultants who are always far aways from the head office.

The idea of an online scheduling system come up to my mind for a long time, but I cannot find a good free solution for it until Google launch the Google Calendar Sync. With a bit of trial, we have set up a online scheduling system which any one can have one the computer Outlook which tradditionally used for mail only.

A combination of Outlook (for setting the calendar offline), Outlook Desktop (for putting the calendar from Outlook to the desktop with a broader view – more events even with month view), Google Calendar using a company share account (as the central online point for synchronization) and Google Sync for syncing calendar between the Google account and different consultants’ laptops.

As a results, all of our consultants can create their own working shedule on the company shared calendar any where, any time with a Internet connection. Even without Internet connection, they can also make the schedule on their Outlook offline, then it will automatic synchronization whenever the Internet connection is available.

This is one several application of technology that work in our company.

By Tang Khanh