Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

“Mobile Learning 2.0: The Next Phase of Innovation in Mobility,” the 2010 ELI Online Spring Focus Session


On March 3-4th we tuned in to  “Mobile Learning 2.0: The Next Phase of Innovation in Mobility,” the 2010 ELI Online Spring Focus Session. This was of especial interest, as we were about to give our poster session on Mobile Devices Access to Library Databases at NERCOMP! The discussion actually centered around slightly different topics, but were really interesting in ways that people were thinking about pedagogical uses for mobile devices, as well as ways to enhance campus life.

One of the ways smartphones are being used is what I would call an “advanced clicker”. students can text in a response to an immediate event happening in a classroom, or somewhere on campus.  Other uses of smartphones in courses were for mapping, digital storytelling, data gathering (such as survey devices), and vlogging (video blogging). Even though these phones could be “disruptive devices”, or… as many teachers believe, “distractive devices”…  currently about 1/3 of students own and use internet from a handheld device. This ownership is likely to keep growing.

The mobility goes beyond the campus where students are already hooking into the network via the wireless internet. Now students (with the data plans) for mobile devices can be on the internet anywhere cell phones work (which is ubiquitous in a city, and increasingly everywhere in the US). However on a campus, even those students not paying extra for data plans, can link into their campus internet and use their devices to access all kinds of things.

The speakers talk about mobile handhelds as a “convergence device”. This is to say,  one piece of equipment contains those items that use to take several: a phone, a camera, a computer to the internet, typing etc.  One should note, for example,  that a Nokia N 900 is faster than a 1997 Thinkpad. However, smartphones will not replace laptops for the time being. Not all capabilities are there and navigation is still a bit clumsy for many people.

Other uses of the mobile smartphones are not only in class polling, but to use twitter (also can be used for polling!), lab reports, field data collecting, social networking within a class, creating e-portfolios, making a student newspaper available to students, and other university communications, such as alerts.  Students and universities have created websites specifically for mobile devices, such that Stanford is having its bus schedule beamed to their mobile web pages, linked to a geospatial map of the campus, so students can tell where the bus is at any given time. Duke and University of Florida have special mobile web pages, and UT is working on applications to work with mobile devices, including course assessments.

There seem to be 2 big styles: the “business type” such as the Blackberry, and the “touchscreen” type, like the I-phone.

On one campus, they want students to receive a device for a semester and can be used with different phone plans. At the end of the semester it is wiped clean.  On another campus an Environmental Studies class is using the phones to collect data on location using the physical coordinates of the phone in that place.  Students are using the phones to tell a “digital story” –using the video features as well as other portions of the multifaceted device, especially coordinating with geospatial capabilities.  Video materials can be stored in the cloud. Another use was to boost memory recall in a class. Some students were asked to produce a reflective piece about their encounter with an environment location.  Some students created a panorama by taking a picture from the same spot at different seasons. They were able to pinpoint the spot to put the camera by using the GIS capabilities. The devices can also be used in a GIS course, as well as social science or humanities uses. The main thing is to get the students to do the learning by being active and use the phone as their reporting tool.

Video blogging (Vlogging) is an up-and-coming aspect of the use of these mobile devices. It can be used as a type of “webcam” to record activity in any spot and livestreamed to the internet. The mobile devices can be used for getting people together on campus, or for promoting student events.

Mobile devices now are getting the reputation as ways that students can contribute to discussions, collaborate with the faculty in building and amassing data, and in being creative in new and active ways.

Source: http://blogs.brandeis.edu/edtech/2010/03/11/mobile-learning-2-0-the-next-phase-of-innovation-in-mobility-the-2010-eli-online-spring-focus-session/

The future of Mobile Learning

A survey of expert expectation about learning on mobile phone by Maciej Kuszpa, 2005

http://www.fernuni-hagen.de/BWLOPLA/ME/Mobile-Education.com_Kuszpa_2005.12_Online-Educa-Berlin.pdf

Tại sao phải dùng Moodle

Mục I: Moodle là gì

Được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas. Moonle được bởi từ ( Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment ) Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. Có thể xem thêm thông tin về BlackCT tại http://www.blackboard.com

Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục, Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.

Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.


Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10 000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường của bạn, bạn có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle Partners (Khoảng 30 công ty).

Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Bạn có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để các bạn có thêm nhiều cơ hội lựa chọn.


Để biết mọi người nghĩ gì về Moodle, các nghiên cứu về Moodle, cũng như so sánh Moodle với các hệ thống khác, bạn đọc tiếp tại: http://moodle.org/buzz/. Về tương lai phát triển của Moodle, bạn xem tại: http://docs.moodle.org/en/Roadmap

Một câu hỏi đặt ra là Moodle trị giá bao nhiêu? Một thống kê thú vị tại http://www.ohloh.net/projects/25 kết luận Moodle đáng giá 20 triệu USD nếu bạn phải xây dựng một hệ thống tương tự như thế từ đầu
Đỗ Lộc:

Tại sao phải dùng moodle


Vấn đề nay hơi thú vị, có rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới họ đã dùng BlackBoard hoặc WebCT. Sau khi moodle ra đời thì lại chuyển sang dùng moodle, BlackBoard và WebCT là hai LMS/LCMS ra đời sớm và chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới trong số các hệ thống thương mại. Một thống kê tham khảo về thị phần các LMS/LCMS chính Moodle+BlackCT+Sakai có tại http://www.zacker.org/higher-ed-lms-market-penetration-moodle-vs-blackboard-vs-sakai

Những lý do khiến người ta sử dụng moodle ngày càng nhiều

a/ Điều đầu tiên phải nói là moodle giúp các trường đại học không phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng.
Đơn cử ta có thể lấy nột vài ví dụ

Ví dụ 1

LMS (Learning Management System) đóng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến một trường đại học cho đến mức mà bạn không thể quay lại. Giáo viên thì quá quen với nó. Sinh viên và các nhân viên khác cũng vậy. Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sản phẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung và bạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào khác. như vậy có thể nói là một điều vô cùng khó khăn

Ví dụ 2

Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn phải dựa vào công ty bán sản phẩm cho bạn nâng cấp và chỉnh sửa vì bạn không thể có mã nguồn trong tay. Nhưng đối với mã nguồn mở, bạn có thể tự sửa hoặc trả cho các công ty khác hỗ trợ bạn, thường thì rẽ hơn vì bạn có thể chọn được nhiều công ty. Hơn nữa, nếu bạn không hài lòng với một công ty, bạn có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ. Moodle có khoảng 30 công ty có thể hỗ trợ bạn. Hơn nữa, nếu bạn có những chuyên gia tin học tốt thì bạn không cần thuê bên ngoài

b/ Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục

Họ là những người có trình độ IT rất tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bạn.

c/ Chất lượng

Nhiều khi phần mềm mã nguồn mở, như trong trường hợp của Moodle và Sakai, bằng hoặc tốt hơn Blackboard /WebCT trong các khía cạnh. Bởi cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle, và kết quả là bạn có trong tay một sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng. Ví dụ, Moodle có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng được xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

c/ Hỗ trợ

Các mức độ hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở tốt thật đáng kinh ngạc. Cộng đồng, nhân viên IT có sẵn, hoặc các công ty bên ngoài là các lựa chọn cho bạn.

d/ Tùy biến được (Customizable)

Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một cách đáng ngạc nhiên. Mã mở được đưa ra công khai do đó bạn có thể tùy biến hệ thống để phù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lâp trình viên làm chuyện đó thay cho bạn.
Ví dụ, nếu trường đại học muốn xây dựng một module XYZ thì họ có thể tự phát triển bên trong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người lập trình viên có thể xây dựng module đó miễn phí . Ngay cả khi bạn không phải là một lập trình viên, bạn vẫn có thể cài đặt Moodle trên một server , tạo các khóa học, và cài thêm các module bổ sung, và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng Moodle.

e/ Sự tự do:

Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là ‘nô lệ’ của phần mềm

f/ Ảnh hưởng trên toàn thế giới

Bởi vì Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ và được sử dụng tại 160 nước khác nhau. Bạn rất ít khi tìm được một phần mềm đóng thông dụng được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ khác nhau

h/ Mã nguồn mổ sử dụng miễn phí

Mã nguồn mở dùng mô hình kinh doanh khác với mô hình mà chúng ta từng biết. Ví dụ, bạn có thể mở một công ty tư vấn Moodle và thuê một lập trình viên để phát triển phần mềm và chia sẻ nó miễn phí cho cộng đồng bởi vì càng có nhiều người dùng nó công ty của bạn càng có cơ hội kinh doanh

Và một điều vô cùng quan trọng nữa là giúp các bạn sinh viên khoa máy tính có thể tham gia dự án phát triển một module cho LMS Moodle, Sinh viên có thể xây dưng module cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng đồng toàn cầu. Nếu module đủ tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới Moodle thường được phát hành 6 tháng một lần. Bởi vì Moodle thiết kế dựa trên module, xây dựng module mới cho Moodle khá đơn giản nếu bạn biết PHP. (Ví dụ như sinh viên Phạm Minh Đức - Đại học BK Hà Nội đã phát triển thành công module SCORM 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle).

Vui một tý  onion-head61 onion-head44
Bạn có thể phỏng vấn Martin Dougiamous,người sáng lập Moodle và hiện tại vẫn đang là người điều hành chính Moodle, về tương lai của Moodle tại http://technosavvy.org/?p=329.

Nguồn: http://www.toanangiang.net/mysite/forum/index.php?topic=171.0;wap2

Đào tạo trực tuyến tại VN: Đã có những giải pháp ứng dụng hiệu quả


(HNMO) – Theo đánh giá của các chuyên gia, những hạn chế khi triển khai E-learning ở Việt Nam trong thời gian qua thể hiện rõ ở các yếu tố như đường truyền Internet – hạ tầng về CNTT (máy tính, máy chủ…) – nhận thức, ứng dụng về CNTT – phương pháp giảng dạy truyền thống, kém hiệu quả… Tuy nhiên, khi liên minh ba bên VDC – ITPRO - NCS Tech. “bắt tay” và đưa ra giải pháp tổng thể, những trở ngại này không còn là vấn đề lớn.


Hôm nay (27/11), tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về Ứng dụng Giải pháp Đào tạo Trực tuyến (elearning) tại Việt Nam do ba đơn vị: VDC, NCS Tech., ITPRO đồng phối hợp tổ chức. Trước đó, vào đầu tháng 11, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), Công ty Cổ phần Phát triển và Chuyển giao Công nghệ toàn cầu (ITPRO) và Công ty Cổ phần Công nghệ NCS thuộc NCS Solutions Corp. cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mục tiêu: “Kết hợp các sản phẩm, dịch vụ của mỗi bên trở thành một giải pháp tổng thể về Elearning tốt nhất, đầy đủ nhất tại Việt Nam”.


Tham gia hội thảo có đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo, các CEO của khối Ngân hàng và hiệu trưởng các trường đã ứng dụng thành công Elearning tại Việt Nam, các đơn vị doanh nghiệp trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam và thế giới về nội dung như: Skillsoft, Intuition’, GlobalEnglish…


Chủ đề chính của hội thảo này là cùng hợp tác đưa ra giải pháp đào tạo trực tuyến tổng thể tại Việt Nam có tỷ lệ ứng dụng cao nhất. Theo đó, ba công ty đã cùng đưa ra giải pháp đào tạo tổng thể về Elearning bên cạnh mục đích lắng nghe và tư vấn về giải  pháp đào tạo ưu việt nhất nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.


Các giải pháp tổng thể được đưa ra tại hội thảo bao gồm: LMS (Hệ thống quản lý đào tạo) - iLCBuilder (Công cụ tạo bài giảng, làm nhiệm vụ thu thập hoặc biên soạn tài liệu để tạo nên một bài giảng điện tử) - Imitor (Công cụ mô phỏng phần mềm, làm nhiệm vụ tạo nội dung và mô phỏng lại hoạt động của một chương trình phần mềm nào đó. Ở đó, phần mô phỏng sẽ là một bài học hết sức sinh động và hiệu quả) - Trainware (Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, làm nhiệm vụ quản lý tất cả các thông tin liên quan đến quá trình đào tạo như: lớp học, khoá học, nội dung và chương trình giảng dạy, quản lý học viên, giảng viên…).


Ông Vũ Hoàng Liên, CEO của công ty VDC cho biết: “VDC là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ trên khắp 64/64 tỉnh thành với thị phần thuê bao chiếm hơn 54%, cổng Internet quốc tế lớn nhất, chiếm 2/3 dung lượng kết nối Internet quốc tế và liên tục được bình chọn là ISP tốt nhất nhiều năm liền từ PC World và IDG. Chúng tôi tin tưởng rằng, liên minh 3 bên: VDC-ITRO-NCS cùng các đối tác nội dung uy tín trên thế giới với giải pháp tổng thể đào tạo trực tuyến triển khai tại Việt Nam được trình bày tại hội thảo sẽ thành công tốt đẹp”.


Thực tế tại Việt Nam, việc dạy và học, đặc biệt là tại bậc đại học đã nhận được không ít sự phê phán là đào tạo một chiều hay truyền đạt thiếu sinh động hiệu quả, đào tạo theo xu hướng tập trung tại chỗ. Giáo trình bài giảng và cách thức giảng dạy theo hướng truyền thống và thiếu đổi mới. Chất lượng đào tạo chưa đồng đều, có sự chênh lệch giữa thành phố và các vùng nông thôn, sự tương tác giữa giảng dạy và học còn thấp, không kịp thời… Trong khi trên thế giới, phương pháp giảng dạy trực tuyến đã rất phát triển kể cả về nội dung giảng dạy cũng như cách thức trao đổi thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Elearning đã ra đời với những ưu điểm như: khắc phục những khó khăn về địa lý; khắc phục những khó khăn về hoàn cảnh công tác, gia đình, sức khỏe,.. tiết kiệm chi phí đào tạo; khắc phục những giới hạn về mặt giao tiếp trong phương pháp đào tạo từ xa truyền thống, xây dựng các chương trình học tiên tiến ngang tầm thế giới…


Tham luận tại hội thảo, ông Đỗ Xuân Thọ - Chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, TGĐ của ITPRO cho biết: “Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ thông tin và truyền thông, ITPRO rất quan tâm đến các chương trình ELearning. Kết hợp với VDC, NCS Tech. chúng tôi mong muốn mang đến một mô hình đào tạo với nội dung theo chuẩn mực quốc tế của các hãng công nghệ danh tiếng trên thế giới như Juniper, Microsoft, Cisco, EC-Council… ngay tại Việt Nam, giúp học viên có khả năng làm chủ và sáng tạo các công nghệ mới nhất, mạnh nhất”.


Tham gia liên minh với vai trò là cung cấp phần mềm Elearning tạo thành giải pháp tổng thể bên cạnh đường truyền của VDC, chương trình đào tạo của ITPRO cùng các đối tác nội dung khác, với kinh nghiệm kinh doanh các sản phẩm về Elearning tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản rất thành công;  Ông Đào Xuân Ánh – CTHĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn NCS cho biết: “Hiện nay, chúng tôi cũng đã cung cấp sản phẩm Elearning cho một số đơn vị lớn như: Microsoft Việt Nam, Agribank, VMS MobiFone, Học viện Bưu chính Viễn thông, khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội… Được ứng dụng sản phẩm Elearning đã thành công trên thị trường nước ngoài, nay được triển khai rộng khắp tại đất nước của mình là một vinh dự lớn của chúng tôi.”


Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hội thảo, các đối tác nội dung cũng tham gia trình bày tham luận và đưa ra các giải pháp ứng dụng kết hợp Elearning tại Việt Nam. Đó là, ITPRO với giải pháp đào tạo kết hợp nâng cao hiểu quả đào tạo các chương trình CNTT; Skillsoft đưa ra các chương trình đào tạo và kinh nghiệm triển khai E-Learning trên thế giới; GlobalEnglish với giải pháp đào tạo trực tuyến các chương trình Tiếng Anh và các khuyến nghị ứng dụng tại Việt Nam; Intuition’ với giải pháp đào tạo kết hợp nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Tài Chính - Ngân hàng. Đại diện ngân hàng Agribank, ông Nguyễn Thuận Phong  cũng trình bày tham luận về việc ứng dụng thành công giải pháp đào tạo trực tuyến của NCS trong việc đào tạo hệ thống CORE BANKING của Ngân hàng. 


Cũng trong hội thảo, ông Tăng Văn Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Năng lực Tổ chức (OCD) đã giới thiệu Chương trình Đào tạo Quản lý Trực tuyến (OMT) do OCD thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ Cạnh tranh Toàn cầu (GCF). Chương trình sẽ được xây dựng theo hướng đào tạo kết hợp giữa elearning và đào tạo trên lớp nhằm tận dụng được lợi thế của cả hai phương thức này và đảm bảo tính tương tác cao cho các khóa học. Chương trình trước hết sẽ hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) xuất khẩu, sau đó sẽ mở rộng cho các loại hình doanh nghiệp khác. 
 

Hội thảo quốc tế đã diễn ra thành công với những đề xuất, giải pháp đưa ra được đánh giá tốt và phù hợp với điều kiện thực tế ở VN nhằm đạt tới việc ứng dụng có hiệu quả nhất. Với những thuận lợi về phát triển cơ sở hạ tầng, nhận thức và sử dụng CNTT của con người đã cải thiện rõ rệt, các chuyên gia nhận định, Elearning tại VN sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Sources: www.omt.vn

Elearning - sức sống mới trên đất Hàn

1-…Bắt đầu từ ông Lee Sang-ki, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo châu Á (AJA), chủ biên nhật báo Hankyoreh. 5 năm trước đây, cũng vào tháng 12, một nhóm nhà báo Hankyoreh đến Việt Nam và tham gia chương trình “Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam”.


Lần này, đến Hàn Quốc, nhờ ông Lee tôi có dịp tham quan Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc đồ sộ. Bảo tàng này có tổng cộng 64 chương trình giáo dục về lịch sử, truyền thống và văn hóa; cung cấp một nền tảng hiểu biết suốt đời cho mọi người, từ thiếu niên cho đến những công dân lớn tuổi, người có chức quyền. Cũng nhờ ông Lee, tôi được nghe nói đến một nhân vật đang gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận Hàn Quốc. Đó là ông Sohn Joo-eun, CEO của Công ty Megastudy, quen biết với AJA. Trước kế hoạch hàng tỷ đô la mà xứ sở kim chi rót vào để phát triển internet gấp 10 lần vào năm 2014, theo ông Sohn, Hàn Quốc sẽ trở thành một tiêu điểm về xu hướng giáo dục mới để thế giới nhìn vào.

“Các trường học (offline) sẽ chỉ đóng vai trò bổ sung cho giáo dục trực tuyến (online, e-learning). Học sinh đi đến trường, có lẽ một tuần một lần thôi, chỉ để hoạt động nhóm như thể thao”, ông Sohn từng đưa ra dự báo như thế.
2- Megastudy - “trường học trên mạng” (web school) - trở thành mạng giáo dục trực tuyến lớn nhất tại Hàn Quốc, với doanh số hàng năm lên đến 245 tỷ won (3.500 tỷ đồng Việt Nam). Lượng học sinh theo học các cấp được phân ra: trung học phổ thông (www.megastudy.net) với 2,1 triệu người ghi danh, trung học cơ sở (www.mbest.net) với 2 triệu người, tiểu học (www.mjunior.net) với 3,7 triệu người.

Vài thông số trên do ông Jeong Hee-kwang, giám đốc kế hoạch chiến lược – đưa ra, khi tôi ghé trụ sở Megastudy tọa lạc tại cao ốc Deokwon, phía Nam Seoul. Khuôn mặt rạng rỡ của ông Jeong phản ánh một tương lai đang được hoạch định với niềm xác tín về e-learning như “một sức sống giáo dục mới” trong thế kỷ 21.

Một người bạn xứ kim chi hỏi tôi: “Ở đâu, một thầy giáo giỏi có thể kiếm được cả triệu đô la trong một năm?”, rồi trả lời luôn: “Megastudy!”. Sở dĩ thu nhập cao ngất ngưởng đến thế, vì tính chất trực tuyến nên một thầy giáo giỏi có thể nhận được một số lượng học sinh không giới hạn và Megastudy chia cho thầy giáo 23% doanh thu cho mỗi lớp mà người thầy ấy giảng dạy. Để được xếp vào danh sách hàng đầu (được công chúng biết đến), các thầy cô phải biết cách gây ấn tượng, vui vẻ, hấp dẫn, biết “tiếp thị”.

Megastudy từng tổ chức những cuộc họp mặt đông cả 10.000 người, tại các khu vực rộng lớn. Đám đông vỗ tay, chen chúc xin chữ ký. Cứ ngỡ người đứng trên sân khấu là siêu sao nhạc pop, nhạc rap nhưng… hóa ra đó là những thầy giáo nổi tiếng. Một số giáo viên còn đi phẫu thuật thẩm mỹ và thuê nghệ sĩ trang điểm để xây dựng hình ảnh bắt mắt trước công chúng, tôi được nghe kể vậy.

Trong quốc gia này, địa vị và thu nhập của một người dân Hàn Quốc ở tuổi 60 phần lớn được quyết định bởi tên tuổi của trường đại học mà họ bước chân vào năm 18 tuổi, do đó chi tiêu hàng đầu của các bậc cha mẹ là đảm bảo rằng con cái của họ sẽ vào một trường đại học ưu tú. Điều đó đòi hỏi một điểm số cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Thế nhưng… muốn đạt điểm cao nào phải dễ, mà thông thường được quyết định bởi việc gia đình có khả năng bỏ tiền ra thuê gia sư hoặc dốc tiền cho con em đi học thêm hay không. Những “hàn sĩ” - có tư chất thông minh nhưng xuất thân từ gia đình nghèo túng, không đào đâu ra học phí cao để ghi danh tại các “lò” luyện thi – trong thực tế càng ngày càng khó để vươn lên vị trí cao trong xã hội.

Thực tế xứ Hàn, tôi chạnh nghĩ, có lẽ cũng không khác lắm với Việt Nam. Học hối hả, học thêm lu bù đang trở thành ám ảnh trong nhiều gia đình. Giấc mơ “vượt vũ môn, cá hóa rồng” cũng rất đỗi khó khăn nếu cắp sách đến trường với bàn tay trắng.

Megastudy thành công ở cấp độ “mega - cực khủng”, vì khai thác trúng tâm lý lo âu của các gia đình Hàn Quốc. Người sáng lập mạng giáo dục trực tuyến Megastudy vào năm 2000 là giáo viên vật lý Kim Sung-jae, từng là chuyên gia luyện thi đại học mát tay cho con em tầng lớp thượng lưu với thu nhập hàng năm lên tới 720 triệu won (10 tỷ đồng Việt Nam). “Trước đây, công việc của tôi là giúp nhà giàu đưa con cái họ lên nấc thang học vấn trong khi nhấn chìm cơ hội của những học sinh khác vì không có điều kiện tài chính, vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục”, Kim Sung-jae đã nói như vậy.

3- Với học phí mỗi khóa trung bình 40.000 - 50.000 won (tương đương 570.000 -  710.000 đồng), chỉ bằng 1/5 so với ở các lò luyện thi, học viên có thể xem bài giảng theo yêu cầu dưới dạng video (VOD, “Video on demand”) trên máy tính ở nhà, hoặc tải bài giảng vào các thiết bị cầm tay để xem đi xem lại mọi lúc mọi nơi.

Theo lời ông Jeong Hee-kwang, Megastudy đã cung cấp đến 2.500 khóa học, được “biến tấu” linh động tùy theo trình độ và yêu cầu của người học, mỗi khóa được tạo thành từ 10-20 bài giảng. Các ngành học quy định gồm có tiếng Hàn, tiếng Anh, toán học; các ngành học nhiệm ý được chia ra: khoa học nhân văn (11 môn), khoa học tự nhiên (8 môn). Học sinh phổ thông ở Hàn Quốc nhận được sự linh hoạt mà Megastudy mang lại, vì các em không phải mỗi ngày ngồi hàng giờ ở các trung tâm luyện thi, mà chọn ra những môn học cần trau dồi trên mạng; hoặc những học sinh ở tỉnh lẻ vẫn có thể xem các bài giảng của những giáo viên ưu tú nhất của thủ đô.

Giao tiếp trên mạng liệu có “ổn” khi nhìn dưới góc độ tâm lý sư phạm? Nói gì thì nói, học sinh ít chú tâm vào những khóa trực tuyến (online) so với lớp học thực (offline), vì ở lớp học sinh đối mặt với thầy giáo bằng xương bằng thịt. Trong thực tế, Megastudy còn có một hệ thống trường, viện (offline) đặt tại Kangnam, Kangbuk, Seocho, Noryangjin, Namyangju, Shinchon và Kwangju. Bài giảng trong lớp được ghi hình, sau đó tải lên web. Nhưng hệ thống trường offline chỉ chiếm 26% trong tổng doanh thu của Megastudy.

Còn một vấn đề khác mà giới giáo dục bên xứ sở kim chi đưa ra: việc học trực tuyến liệu có nhồi thêm áp lực vào trong thời khóa biểu của học sinh vốn đã “căng như dây đàn”? Câu trả lời từ ông Sohn Joo-eun là “nghị lực - được minh chứng bởi những người Hàn Quốc học như điên – đã giúp cho nền kinh tế quốc dân phát triển”.

Giáo dục trực tuyến không phải là toàn bộ nền giáo dục của một đất nước, nhưng nó đem lại một sức sống mới. E-learning còn được chia sẻ từ cấp quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc xem web như một công cụ để hạ nhiệt chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, tái lập bình đẳng trong giáo dục. EBS, kênh truyền hình học đường của chính phủ, mở trang web cung cấp các bài giảng ôn thi đại học miễn phí, cho đến nay thu hút trên 3 triệu thành viên.

…Trên chuyến bay đêm rời Seoul về lại Việt Nam, câu hỏi cứ thao thức mãi trong tôi: bài học Hàn Quốc sẽ gợi ra điều gì cho ngành giáo dục nước ta? 


Theo SGGP

Giáo dục trực tuyến trở thành tiêu chuẩn trong đào tạo nhân viên

Giáo dục từ xa không còn là chuyện của tương lai nữa. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các khóa học trực tuyến, và nó đã dần trở thành tiêu chuẩn trong đào tạo nhân viên tại nhiều cơ quan của Mỹ.

Theo kết quả điều tra năm 2009 của Sloan Consortium, đã có hơn 4,6 triệu học viên tham gia ít nhất một khóa học trực tuyến trong học kỳ mùa thu năm 2008, tăng 17% so với năm trước đó. Con số này vượt xa tỷ lệ tăng trưởng của tổng số học viên cao học là 2,1%.

Nhờ có sự phát triển của công nghệ tiên tiến, nhiều cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang tận dụng hình thức giáo dục trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí, ví dụ như Không quân Hoa Kỳ.

Theo ông Michael Haeroff, trưởng phụ trách hệ đào tạo dân sự của Không quân Hoa Kỳ, cơ quan này đã chuyển đổi hoàn toàn các khóa học đào tạo giám sát viên và định hướng cho nhân viên mới sang hình thức đào tạo trực tuyến thông qua một trường đại học ảo.

Các chương trình định hướng bắt đầu từ tháng 8/2009 và đã thu hút hơn 8000 nhân viên tham gia. Còn các khóa đào tạo giám sát viên bắt đầu từ tháng 11/2009 sẽ là nguồn đào tạo duy nhất cho 4000-5000 giám sát viên mới mỗi năm. Đây là các lớp học có giảng viên, học viên sử dụng webcam để tương tác với giáo viên và các học viên khác. Sau đó họ làm việc theo nhóm để hoàn thành các bài tập được giao. Chương trình đã nhận được những phản hồi ban đầu rất tích cực.

Theo ông Hameroff, Không quân Hoa Kỳ sẽ tiết kiệm được khoảng 560.000 - 600.000 USD mỗi năm nhờ hình thức đào tạo trực tuyến này.

Chương trình cao học do Không quân Hoa Kỳ tài trợ

Ngoài những khóa học đã đề cập như trên, trong năm 2008, Không quân Hoa Kỳ còn tổ chức một chương trình thạc sĩ cho một số lượng hạn chế các nhân viên mới thuộc hệ dân sự. Chương trình đã thu hút sự quan tâm lớn với hơn 600 đơn đăng ký. Tuy nhiên trong mỗi năm 2008 và 2009 chỉ có 150 người được chấp nhận vào học.

Đại học HHS (thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội Hoa Kỳ)

Đại học HHS cung cấp các khóa học trực tuyến cho nhân viên Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội Hoa Kỳ, nhằm thỏa mãn cả nhu cầu đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao.

Website của trường, learning.hhs.gov, đóng vai trò như một "cộng đồng hành nghề", cũng cung cấp các công cụ cho phép những người bị ngăn cách về vị trí địa lý trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình, như thư viện điện tử hay góc phản hồi của chuyên gia.

Hơn 5000 nhân viên tham gia vào khoảng 500 khóa học có giảng viên mỗi năm. Trong đó một số lớp là khóa đào tạo từ xa. Việc đăng ký học các lớp này được thực hiện thông qua một hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến.


Theo Christy Harris

(Lược dịch)

Nhóm giảng viên tiếp theo của OMT hoàn thành chương trình MOT của ĐH Illinois

Tiếp theo nhóm giảng viên đầu tiên, thêm 2 giảng viên khác trong mạng lưới giảng viên của OMT đã hoàn thành chương trình Đào tạo Giảng viên Trực tuyến của Đại học Illinois vào trung tuần tháng 3 2010. Sau đợt này, ĐH Illinois sẽ cấp chứng chỉ cho cả 5 học viên đã hoàn thành chương trình.

Đây là chương trình đào tạo giảng viên bài bản và chất lượng cao cho các giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo trực tuyến, đa số tại các trường đại học của Mỹ. Để hoàn thành chương trình, các giảng viên OMT đã phải trải qua 6 môn học hoàn toàn trong môi trường Internet, trong đó có các môn chuyên sâu về xây dựng và thực hiện khóa học trực tuyến như Instructional Design, Technology Tools for online learning, Encouraging Communication in online learning, Student Assessments and Practicum. Được tham gia một chương trình đào tạo giảng viên chất lượng cao và đầy thách thức trong môi trường trực tuyến cùng với việc tham gia xây dựng và thực hiện các khóa học trong chương trình Đào tạo Quản lý Trực tuyến với OMT giúp những giảng viên này có điều kiện vừa học vừa áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn và có sự chuyển biến rõ rệt về tư duy thiết kế và thực hiện khóa học trực tuyến. Đây chính là sự khác biệt dáng kể về đội ngũ và chương trình của OMT so với các chương trình elearning khác tại Việt nam.

Thông tin về nhóm giảng viên đầu tiên hoàn thành chương trình có thể xem tại đây:

http://omt.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=125%3Anhom-ging-vien-u-tien-ca-omt-hoan-thanh-chng-trinh-ao-to-ging-vien-trc-tuyn-mot-ca-h-illinois&catid=34%3Ad-an&Itemid=54〈=vi

Thông tin về chương trình Đào tạo Giảng viên Trực tuyến MOT của ĐH Illinois có thể xem tại đây.

http://www.ion.uillinois.edu/courses/students/mot.asp

Nguồn: www.omt.vn

Ra mắt Bản tin OMT số 1 - Tháng 3/2010

Tháng 3 năm 2010, Công ty Cổ phần Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT ra mắt Bản tin OMT số 1 - tháng 3/2010. Quý khách hàng có thể tải bản tin theo đường dẫn sau: http://omt.vn/bantin/Bantin01_03_2010.pdf. Bản tin OMT cập nhật hàng tháng các thông tin về hoạt động đào tạo trực tuyến của OMT và cộng đồng elearning, cũng như chứa đựng những thông tin hữu ích khác cho nhà quản lý.


 


Trong số này, chúng tôi xin tóm tắt những tin chính sau:

1.     Chặng đường OMT 2008-2010

2.     Lời chào mừng từ Tổng Giám đốc Công ty OMT

3.     Chia sẻ của giảng viên: “Elearning trong mắt người học”

4.     Sách mới cho nhà quản lý: "Tương lai của quản trị"


Quý khách hàng có yêu cầu cụ thể hơn về bản tin này có thể liên hệ trực tiếp với Ban Biên tập theo địa chỉ: bantin@omt.vnbantin@omt.vn Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc liên hệ với Công ty OMT.

Nguồn: www.omt.vn 

Using different kinds of feedback in a Moodle quiz

Moodle quizzes enable you to create different kinds of feedback. Let's define the different types of feedback, and then, let me suggest some best uses for each kind.

Types of Moodle Quiz Feedback

Different Feedback for Each Answer

You can have feedback for each of the answers in a question, so if the student selects answer "A" the feedback is different than if the student selected answer "B." Let's call this kind of feedback "choice specific," because it changes with each answer that the student chooses.

Different Feedback for Right and Wrong Answers

A less specific type of feedback is using one feedback message for the correct answer to a question, and another for all of the wrong answers to the question. Let's call this type of feedback "right/wrong," because the feedback changes according to whether the student got the answer right or wrong.

General Question Feedback

General question feedback gives the student the same feedback no matter what answer they chose.

Different Feedback for Different Quiz Scores

You can also have feedback based on the student's score for the quiz. For example, if the student scored greater than 90 percent, the feedback might congratulate the student on a great score. Let's call this "overall feedback," since that's the term Moodle uses.

Uses for Moodle Quiz Feedback

Best uses for different types of feedback in Moodle quizzes.
Type of feedbackUsage
choice specific

and

right/wrong
For right answers, tell why that choice is correct, in case the student selected the correct answer by guessing.

For each wrong answer, there's a reason the student would think that it is correct. In the feedback for that choice, I address that specific reason. For example, take the question "Which is the smallest planet?" If the student selects "Pluto," then my feedback will state something like "A few years ago, your answer would have been correct. Pluto was considered the smallest planet, until it was downgraded to a pluton. Now Uranus is the smallest planet." The challenge for me is in creating feedback that addresses the probable reason the student chose that answer, without assuming that reason. If I can't do that, then I fall back on just using that same feedback for all wrong answers.
general question feedbackGive students background about the knownledge the question was testing. Or give a link to more information about the knowledge that was tested.
overall feedbackWhole-quiz feedback is difficult for me to make meaningful. If I want to tell the student anything more than, "You passed with flying colors," the quiz needs to be very very focused on a narrow topic. For example, what if the student scores low on a quiz on the American Revolution because (s)he missed all the questions on dates? And what if the student answered every other question correctly? The computer doesn't say, "You did great with concepts and names, but you seem to have a problem memorizing dates." But if I break that quiz up into mini-quizzes, and one of them is "Dates of the American Revolution," then I can say something meaningful in the whole-quiz feedback.

Articles About Using Feedback to Help Learning

Since we're talking of using question feedback as a learning tool, you might be interested in these articles that I found online: "Effects of immediate self-correction, delayed self-correction, and no correction on the acquisition and maintenance of multiplication facts by a fourth-grade student with learning disabilities." Also, "Effects of immediate and delayed error correction on the acquisition and maintenance of sight words by students with developmental disabilities." If you use question feedback, and make the quiz short so there's not a long delay between answering question number 1 and submitting the quiz, then I think that qualifies as "immediate error correction." Even more immediate would be to use a lesson, with one question per page, which the student answers before moving on to the next page in the lesson. That's my preferred way of creating immediate error correction. Partly because a lesson page is more flexible than a quiz question. And partly because each lesson page is "submitted" before moving to the next, making the feedback/error correction truly immediate.

Sources: http://williamriceinc.blogspot.com/  

Developing an Online Course in Moodle as Quickly as Possible

I had a reader send me a question about how to estimate the time it will take to develop a course in Moodle. I'd like to share her question and my answer with you. As always, your comments and experiences are welcome.

Her Question:

I am just about to embark on my masters dissertation project, and am looking a web-based tutorials for teaching. At the moment I’m considering putting together a tutorial as part of the project using moodle (I have copies of your books in front of me now).

One question I cannot seem to find an answer to, is realistically how long would it take for me to construct something like this? I have seen reports stating that construction of online courses can take up to 18 months, but I think these were from scratch as opposed to using a software programme such as moodle. I am fairly Internet literate, and have created basic webpages before, but have never done anything like construct my own online course.

I am studying via distance learning and also have a full-time job. I have between now and June/July to work on my project (including analysis and user-testing, etc) – do you think this is something which I can realistically achieve in this kind of time frame?

My Answer:

In my experience, the old methods of determining how long it takes to develop courseware were never very accurate. With the variety of tools available to us today, the many different situations, and the many different expectations from learners and stakeholders, those old recommendations are even more inaccurate.
I no longer ask, "How long will this take me to develop?" Instead I ask, "How long before the client needs it?" And then I determine what I can do between now and then. It sounds to me like you have a few hours a week to spend on developing an online course, between now and June. That's not much time. So instead of dwelling upon how long it will take, let's talk about how to maximize your output in the time that you do have.
First, try to get out of installing Moodle yourself. If you can use an outside hosting service, find one that has a one-click install for Moodle. If you must use your organization's web server, try to get the web admin to install it for you. When Moodle installs without trouble, the installation goes quickly. When it gives trouble, you can spend hours tracking down the problem. If you pay a few dollars a month for a hosting service that will install Moodle for you, I advise it.
Second, resolve to stay within Moodle's built-in capabilities. Some of the add-on modules add great functionality. But for a project working against time constaints, I advise you stick with Moodle's built-in functionality and not get bogged down in trying to get add-ons to work.
Third, make as much use of existing material as possible. As a librarian, I'm sure you can locate web pages that you can use as course material. I think there's nothing wrong with a course whose learning material consists entirely of links to external web pages, video, and audio. For example, if I was teaching a course on public speaking, I might link to a funny Youtube video of public speaking bloopers, tips from Toastmasters, and famous speeches. Creating your own multimedia takes especially long, so I would search Creative Commons for media I could use in my course.
Fourth, I would try to use Moodle's built-in Web page editor (Web page Resource) to write a short description of each resource that I link to, and what I want the students to pay attention to while viewing it, and what I'd like them to get out of it. To ensure that they read this before going to the resource, I would put the link to the resource on this web page instead of on the course's home page. Then, the students would need to go through the web page that I write before clicking through to the external web page/video/audio.
Fifth, I would follow up each reading/viewing/listening resource with an activity created in Moodle. For example, I might ask the students to:
  1. contribute to an online discussion, and to rate other students' postings in that forum. (Forum activity)
  2. take a short quiz on the material (Quiz module)
  3. write a summary of the material and upload it (Assignment activity)
  4. record a snippet of speech and upload it (Assignment or Workshop activities).
Sixth, I would use outside services for things that Moodle doesn't handle, or that it handles only with plug-ins. For example, after the students have completed viewing the resources and doing the follow-up activities, just before an exam, I might schedule a summary lecture with WebEx or GoToMeeting. The lecture could include a slide show of the material that will be on the final exam, whiteboarding, and chat. If possible, I would record the session and offer it to the students as a download.
Seventh, I would offer an online exam open only at a given time, to ensure that students don't take the exam and pass along the answers.
That would be my model for rapid development of an online course. And if I could, I would choose a topic for that course based upon the amount of good material freely available online.

Sources: http://williamriceinc.blogspot.com/