Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
The Anatomy of a Consulting Firm 08 - Structural Trends
The Anatomy of a Consulting Firm 07 - Ownership and Governance
The Anatomy of a Consulting Firm 06 - The Need to Focus
The Anatomy of a Consulting Firm 05 - Differences Between Consulting Practices
The Anatomy of a Consulting Firm 04 - The Client Marketplace
The Anatomy of a Consulting Firm 03 - Leverage and Profitability
By David Maister
A consulting firm’s leverage is also central to its economics. The rewards of partnership or ownership (the high levels of compensation attained by vice presidents or senior partners) come only in part from the high hourly (or daily) rates that the top professionals can charge for their own time. A significant portion of profits derives from the surplus generated from hiring staff at a given salary and billing them out at multiples of that salary. By leveraging its high-cost seniors with low-cost juniors, the professional firm can lower its effective hourly rate and thus reduce its cost to clients while simultaneously generating additional profit for the partners.
The market for the firm’s services will determine the fees it can command for a given project; its costs will be determined by the firm’s ability to deliver the service with a cost-effective mix of junior, manager and senior time. If the firm can find a way to deliver its services at the same quality with a higher proportion of juniors to seniors, it will be able to achieve lower service-delivery costs. (Note that this is true whether the firm bills by the hour or on a fixed-fee basis.) The project team structure of the firm is therefore an important component of firm profitability.
The Anatomy of a Consulting Firm 02 - Leverage and the People Marketplace
By David Maister
The connection between a firm’s leverage structure and the people marketplace can be captured in a single sentence: people do not join consulting for jobs but for careers. They have strong expectations of progressing through the organization, from grinder to minder to finder, at some pace agreed to (explicitly or implicitly) in advance.
While the pace of progress may not be a rigid one (“up or out in x years”), both the individual and the organization usually share strong expectations about what constitutes a reasonable period of time for each stage of the career path. Individuals who are not promoted within this period will seek greener pastures elsewhere, either by their own choice or career ambitions or at the strong suggestion of the firm.
Few firms offer career positions at the middle-level or junior ranks. Partnership or ownership is usually restricted to those who attain the highest levels. In recent years, however, which have seen a people shortage or “war for talent,” some firms have experimented with offering profit sharing, stock options or other financial incentives to allow those who are not at the highest levels to share in the firm’s overall success. This has not removed the expectation that most staff will continue to strive for promotion to the highest levels.
This promotion system serves an essential screening function for the firm. Not all young professionals hired will develop the project management and client relations skills required at the higher levels. While good initial recruiting procedures may serve to reduce the degree of screening required, they can rarely eliminate the need for the promotion process to serve this important function. The existence of a “risk of not making it” also serves the firm in that it puts a degree of pressure on junior personnel to work hard and succeed.
The promotion incentive is directly influenced by two key dimensions: the normal amount of time spent at each level before being considered for promotion and the “odds of making it” (the proportion of juniors promoted.) For any given rate of growth, a highly leveraged firm (one with a high ratio of juniors to seniors) will offer a lower probability of making it to the top, since there are many juniors seeking to rise and relatively few senior slots opening up. A less leveraged firm at the same rate of growth will need to bring along a higher percentage of its juniors, thus providing a greater promotion incentive.
The Anatomy of a Consulting Firm 01 - Leverage Structure
By David Maister
The consulting firm may be viewed as the modern embodiment of the medieval craftsman’s shop, with its apprentices, journeymen and master craftsmen. The early years of an individual’s association with a consulting firm are, indeed, usually viewed as an apprenticeship, and the relation between juniors and seniors is the same: the senior craftsmen repay the hard work and assistance of the juniors by teaching them their craft.
Every consulting project (and hence every consulting firm) has its own appropriate mix of three kinds of people. By tradition, these are called “finders, minders and grinders.” This refers to the three main activities that make up consulting work. Finders (usually the most senior level) are responsible for bringing in the business, scoping and designing the projects, and engaging in the high-level client relations necessary during the work. The main responsibility of minders is to manage the projects and the team of people working on it. Grinders (the lowest level) perform the analytical tasks. Naturally, this is an idealized structure and, depending on the firm, all may participate in analysis and/or junior people may be delegated tasks associated in the ideal model with higher levels.
The required shape of the organization (the relative mix of juniors, middle-level staff and seniors) is usually described as its leverage structure, and is primarily determined by the (aggregate) skill requirements of its work: the mix of senior-level, middle-level and junior-level tasks involved in the projects that the firm undertakes.
Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010
Hotmail ActiveSync đã hỗ trợ đồng bộ trên nhiều nền tảng
Xuất phát từ nhu cầu chia sẻ và cập nhật lịch công tác của các tư vấn, giảng viên và nhân viên khác trong 2 công ty mà xác suất bố trí trùng lịch làm việc là rất cao do các tư vấn và giảng viên đều tham gia nhiều dự án cùng lúc ở cả hai công ty (trên cả nhiều máy tính và mobile), tôi đã thử nghiệm khá nhiều giải pháp khác nhau kể cả về dịch vụ lịch online (Google) cũng như các giải pháp đồng bộ lịch miễn phí như Google Calendar Sync hay Calgoo Connect cũng như sự kết hợp của những giải pháp này.
Phải đến khi Microsoft hỗ trợ Exchange cho Hotmail và cung cấp thêm add-in Hotmail Connector cho MS Outlook thì mới thực sự đáp ứng được yêu cầu trên, đồng thời giảm thiểu được lỗi do nhiều người cùng tương tác với lịch một lúc. Đáng tiếc là Hotmail Exchange vẫn chưa hoạt động trên các hệ điều hành mobile khác như Windows Mobile hay Android.
Hướng dẫn sync lịch có thể thực hiện như dưới đây.
Sync nhiều lịch trên Hotmail với các máy tính cài Outlook
o Tạo tài khoản hotmail, ví dụ abc@hotmail.com
o Đăng nhập tài khoản này, bạn sẽ thấy có 1 lịch default là abc’s calendar in abc@hotmail.com
o Tạo thêm lịch khác, ví dụ def
o Download phần mềm Hotmail Outlook Connector theo link sau: http://download.microsoft.com/download/3/A/B/3ABEEF03-F48D-4172-A2F7-196C3E97559B/OutlookConnector.exe
o Thoát hắn Outlook (bấm File/Exit)
o Chạy file vừa download về để cài đặt
o Chạy Outlook
o Trên Menu sẽ xuất hiện thêm menu mới: Outlook Connector
o Bấm Outlook Connector/Add new account
o Nhập các thông tin của tài khoản
§ Tên: Tùy chọn
§ Tài khoản: abc@hotmail.com
§ Password: pass
o Thoát Outlook
o Khởi động lại Outlook
o Bấm Send and receive để đồng bộ lịch
o Trên lịch của Outlook xuất hiện thêm 2 Calendar mới:
§ Abc’s Calendar in abc@hotmail.com
§ Def in abc@hotmail.com
o Thêm, bớt, sửa lịch như bình thường.
o Sync nhiều lịch giữa Hotmail và Iphone:
Sync nhiều lịch trên Hotmail với nhiều Iphone
o Trên Iphone, chọn Setting/Mail, Contacts and Calendars/Add Account/Microsoft Exchange
o Nhập tài khoản Hotmail
o Mục Server, nhập: m.hotmail.com
o Chọn Calendars
o Đóng Setting của Calendars lại
o Mở Calendars, Iphone sẽ tự động cập nhật lịch theo từng lớp khi có kết nối Internet
Bây giờ bạn đã có thể đồng bộ nhiều lịch giữa nhiều iphone, máy tính (outlook) và một hoặc nhiều tài khoản hotmail. Cài đặt tương tự cho cả nhóm để đồng bộ lịch giữa các thành viên cả nhóm.
Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010
Thay đổi cách quản lý như thế nào
http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/3145693
Tôi nhận được cú điện thoại của người bạn: hãy giúp anh ấy tổ chức lại công ty sao cho anh ấy đang từ Giám đốc chuyển lên thành Tổng giám đốc, còn các trưởng bộ phận chuyển lên thành các giám đốc. Hết sức bất ngờ, tôi bảo anh đơn giản chỉ cần cho in lại các danh thiếp với các chức danh mà anh ấy muốn, đâu có phải tổ chức lại chi cho lôi thôi. Anh phải diễn giải một hồi nữa tôi mới hiểu: anh định mở thêm một ngành hàng mới, qui mô công ty do đó lớn lên nên phải đặt lại chức danh cho xứng tầm.
Đây là một ví dụ thực tế, hết sức điển hình cho cái gọi là quản lý theo sự thuận tiện, như luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã từng đề cập. Cần kinh doanh thêm một ngành hàng, thì chỉ việc đẻ ra một bộ phận mới. Công ty bự ra, thì Giám đốc phải thành Tổng giám đốc, trưởng phòng phải thành Giám đốc. Không ai mất công xác định xem cái bộ phận mới ấy nó phải làm ăn ra làm sao, ông Giám đốc phải làm việc khác ông Trưởng phòng như thế nào? Nói chung đụng đâu làm đấy miễn được việc (trước mắt) thì thôi.
Các ví dụ tương tự như thế thì còn nhiều. Các biểu hiện, tính chất, hậu quả của lối làm việc theo kiểu thuận tiện ấy thì đã có nhiều người nói. Điều đáng mừng là chính các nhà doanh nghiệp cũng bức xúc và thường xuyên có những đột phá với các làn sóng: tái lập công ty, áp dụng ISO, rồi tái cấu trúc, thậm chí cổ phần hoá cũng thành phong trào khi nhiều công ty TNHH lột xác để trở thành công ty cổ phần trong những năm 2001-2003 vừa qua. Nhưng có thể nói cái gốc quản lý của các doanh nghiệp nói chung chưa có nhiều thay đổi. Đa số các doanh nghiệp khi thực hiện các biện pháp chuyển đổi quản lý như trên thường chỉ mang lại những thay đổi về mặt hình thức tổ chức. Một số doanh nghiệp có thu hoạch được các lợi ích khi áp dụng quản lý theo qui trình, nhưng cơ bản cũng chỉ ở mức thủ tục hoá các công việc quản lý cho trôi chảy và thống nhất hơn, chứ chưa thật sự có sự thay đổi về bản chất của cách quản lý, biểu hiện ở chỗ:
- Công tác quản lý vẫn theo tầm ngắn chứ chưa có tính chiến lược: đụng đâu làm đó chứ chưa tính được nước cờ cho những bước tiếp theo một cách có căn cứ. Chú trọng giải quyết sự vụ hơn làm việc có hệ thống. Thiếu đầu tư cho tương lai.
- Quản lý chưa dựa trên thực tiễn (management by fact): thiếu việc thu thập và xử lý thông tin có hệ thống, ra quyết định tuỳ tiện, dựa vào quan điểm và sự thuận tiện cho cá nhân chứ không xuất phát từ việc xác định và giải quyết vấn đề trên cơ sở thực tiễn.
- Hệ thống tổ chức không theo nhu cầu công việc, mà được đặt ra theo thói quen, dựa trên kinh nghiệm (người ta có phòng nọ, thì mình cũng phải có). Cách vận hành tổ chức còn dựa theo hệ thống quan liêu, không theo chu trình công việc; dựa trên cá nhân và quan hệ cá nhân chứ không theo qui định…
Vấn đề cơ bản cần thực hiện, như luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã đề nghị: phải thay đổi cách quản lý rồi mới có thể nói đến chuyện tái cấu trúc hay áp dụng ISO được. Nhưng câu hỏi còn bỏ ngỏ là phải thay đổi như thế nào và bằng cách nào?
Theo quan điểm của chúng tôi, áp dụng quản lý khoa học là một chuyện lớn, vì nó đòi hỏi sự áp dụng tổng hợp nhiều kiến thức và cần sự cộng tác của cả đội ngũ trong tổ chức và cần thời gian. Tuy nhiên, có một yếu tố có thể xác nhận sự chuyển đổi cách thức quản lý là việc chuyển từ quản lý theo sự tuỳ tiện sang quản lý dựa trên thực tiễn, hay nói cách khác: áp dụng quản lý theo thực tiễn. Yêu cầu cụ thể của việc áp dụng quản lý theo thực tiễn là: giải quyết vấn đề theo một qui trình khoa học, ứng dụng việc phân tích thông tin về thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp vào quá trình ra quyết định. Khi việc này đã thành nếp, thì việc áp dụng khoa học quản lý sẽ trở thành động lực tất yếu.
Trong thực tiễn tư vấn quản lý ở các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hiện đang áp dụng các thành phần sau trong một dự án xây dựng hệ thống quản lý:
- Quản trị chiến lược: không chỉ quan tâm đến việc xây dựng chiến lược, mà tập trung vào quá trình xây dựng chiến lược, triệt để áp dụng việc phân tích thông tin vào xây dựng chiến lược, chú trọng tới việc các thành viên của tổ chức nhận thức về các căn cứ của chiến lược như thế nào, chứ không chú trọng tới chiến lược trên giấy.
- Từ chiến lược, xác định các quá trình công việc cần thiết để thực hiện thành công chiến lược ấy. Phân tích các quá trình thành các trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm sau đó được phân bổ cho các bộ phận và chức danh cần thiết, từ đó hình thành tổ chức. Các quá trình công việc đồng thời qui định các bộ phận và chức danh phải phối hợp với nhau ra sao, hình thành cách vận hành tổ chức.
Về cách thức thực hiện sự thay đổi:
- Đào tạo được xác định là một cách truyền thông hiệu quả, giúp cung cấp kiến thức và thông tin đến đối tượng cần thay đổi.
- Quá trình coaching là bước tập dợt và dẫn dắt việc áp dụng kiến thức và thông tin mới. Trong quá trình này, đã diễn ra nhiều tranh luận nhiều khi gay gắt giữa nhà tư vấn và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Kết quả của nó là sự đồng thuận và cam kết cao với cái mới; còn cái mới cũng được thích ứng để phù hợp với một doanh nghiệp cụ thể.
- Quá trình thực hiện và triển khai cái mới trong thực tế được giám sát và đánh giá thường xuyên, để thúc đẩy việc áp dụng cái mới, ngăn ngừa sự chệch hướng.
Có thể nói việc thay đổi cung cách quản lý không hề là một việc đơn giản và dễ dàng, mà thường đòi hỏi sự nỗ lực rất cao, rất tập trung của bản thân đội ngũ quản lý doanh nghiệp và cần cách thức tổ chức, quản lý dự án rất chặt chẽ, để duy trì sự tập trung và chuyển giao những lợi ích một cách thường xuyên và đúng lúc.