Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010

Thâm Quyến - thành phố của công nghiệp điện tử Trung Quốc


Như một đứa trẻ háo hức bước vào cửa hàng bánh kẹo, người ta dễ choáng ngợp và tò mò khi đến khu chợ linh kiện điện tử khổng lồ với những gian hàng nằm sát nhau trong các tòa nhà cao cả chục tầng.
Đây là một góc của "chợ" với vô số quầy hàng nằm gối nhau trên 8 tầng của một cao ốc.
Rất nhiều trong số các tòa nhà này là chợ bán hàng điện tử. Thâm Quyến là thành phố trẻ của Trung Quốc, mới thành lập từ những năm 1980, trở thành đặc khu kinh tế phát triển mạnh nhưng bị ô nhiễm khá nặng. Các tòa nhà phía xa nhìn như lẫn trong sương mù, thực ra là mờ trong khói bụi.
Các loại linh kiện, chân cắm, đầu nối... được bày bán la liệt.
Một số đồ mua lẻ: pin 1 USD, màn hình LCD nhỏ 4 USD, bộ lập trình AVR 35 USD, bo mạch 0,5 USD, máy đo đa năng 8 USD.
Cách đó là rất nhiều nhà máy sản xuất trong Khu công nghệ cao. Thâm Quyến trở thành cái nôi của các công ty lớn như Huawei, ZTE, Tencent, Lenovo (Trung Quốc), Hon Hai (Đài Loan) chuyên làm iPod, iPhone, máy tính xách tay cho Apple... Trong ảnh là một cơ sở sản xuất bo mạch chủ tại thành phố này.


Việt Toàn (theo Sparkfun)
Nguồn VNExpress.net

Du lịch "đánh hàng" ở Quảng Châu

Nhờ lưng vốn ít tiếng Trung nói "lủng lẳng" tạm ổn nhưng..." mù chữ" (không biết đọc), tôi được bám càng nhóm 8X đang nuôi mộng trở thành doanh nhân thế kỷ 21 đi Quảng Châu du lịch kiêm "đánh hàng lấy thu bù chi".
Góp mỗi người 3, 5 triệu đồng, nhằm tuần lễ trước thềm mùa hội chợ tháng Tư "Quảng Đông rợp trời hoa gạo đỏ, hoa mộc miên tím" cả nhóm xuất phát.

Đẳng cấp sao... xe
Mọi thủ tục đã được công ty lữ hành hoàn tất, nhưng chúng tôi hơi trót dại khi chọn loại xe buýt nhỏ "một sao" biển số 29 để được đưa đón tận nhà, khiến màn mở đầu tour xuất ngoại tưởng chừng đổ bể. Nguyên do là chỉ vừa ra khỏi Hà Nội, suốt 1/3 chặng đường lên Lạng Sơn cho tới Mẹt, gã quái xế vừa liên tục bốc hai cục alô buôn chuyện vừa đánh võng trong cuộc đua "công thức Một" với đồng nghiệp khiến cả xe mấy lần chỉ cách tai nạn trong gang tấc, mà chẳng hề bị cảnh sát giao thông thổi còi.

Bà buôn chuyến thâm niên ngồi gần tôi ghé tai mách nhỏ: "Lần sau chọn xe buýt to mà đi, phải tới điểm đón tập trung nhưng chạy đảm bảo hơn". Hẳn nhiên rồi, ai cũng chỉ có một cuộc đời quý báu!


Đêm trên dòng Châu Giang.

Nhoáng cái đã qua cửa khẩu, nhoáng cái nữa đã râm ran những câu chuyện song ngữ Việt - Hoa trên xe "sao rưỡi" của Trung Quốc chuyển tiếp tới Bằng Tường. Thành phố này cứ như thể là điểm đón dành riêng cho khách Việt với rất nhiều nhà hàng, cửa tiệm chưng biển song ngữ Việt - Hoa. Bến xe buýt khang trang, trật tự. Khu nhà chờ, do một phụ nữ sồn sồn có tên Việt là Liên đảm trách, đủ cả phòng khách, vài phòng nghỉ nhỏ giường đệm sạch sẽ, khu vệ sinh... tạo cảm giác dễ chịu.

Tìm một tiệm có cả bảng hiệu tiếng Việt gần bến xe để ăn tối, chúng tôi hài lòng khi thấy nhân viên chạy bàn tuy chỉ nói tiếng Quảng Đông nhưng mau mắn tìm cho khách tờ thực đơn song ngữ. Bằng cả vốn tiếng Trung lõm bõm và ngôn ngữ cử chỉ, chúng tôi cũng có được bữa tối ngon lành dù có đôi chút nhầm lẫn giữa vịt quay với gà hấp, màn thầu chiên với bánh chẻo. Sau đó cô phục vụ còn vui vẻ tặng lại khách tờ thực đơn giúp nhóm dễ dàng chọn món ăn trong suốt hành trình 4 ngày trên đất bạn.

Một khu chợ ở trung tâm Quảng Châu.

Đúng 9 giờ tối, cả nhóm ung dung lên chiếc xe buýt "5 sao" to vật. Ái chà là dễ chịu, mỗi người được phát một túi nilon đựng giày dép, đi chân trần trên sàn xe lót gỗ công nghiệp sạch tinh. Ba dãy giường hai tầng tổng cộng khoảng 40 chỗ nằm bằng inox sáng choang, chăn đệm trắng muốt. Tivi, máy lạnh, đèn trần, WC cuối xe... thuận tiện chẳng kém gì trên cabin máy bay.

Anh "lơ" chuyến này khá trẻ và đẹp trai, mặc complet lịch sự. Không nói được tiếng Việt và cũng lắc đầu với tiếng Anh, nhưng nụ cười cùng những cử chỉ săn sóc nhã nhặn, ân cần của anh quả là làm đẹp lòng du khách vừa đặt chân tới đất nước Trung Hoa cẩm tú.

Con phố có tên theo phiên âm tiếng Anh khá ngộ nghĩnh "Chín lộn ngược".

Tiếc rằng trong chuyến trở về, chúng tôi phải chứng kiến những pha tiểu xảo kiếm tiền của gã lơ bặm trợn nói tiếng Việt nhoay nhoáy. Hết cãi lộn với khách đặt vé trước phản ứng vì chỗ nằm bị tráo đổi cho khách  nhà xe bắt riêng thu tiền đút túi, tới mỗi trạm kiểm soát gã lại la lối đẩy khách bắt thêm vào WC tới cả vài chục phút để trốn phạt. Thật tiếc!

Chen chợ
Qua một đêm,  xe cập bến Việt Tú Nam nằm cách khách sạn hai sao Đức Chính được quảng cáo là dành hẳn một tầng "Người Việt phục vụ người Việt" có 200 mét. Quy mô bến xe hiện đại hơn và cũng rất trật tự. Được hãng lữ hành hướng dẫn từ trước và đã đặt phòng tại Đức Chính qua mạng Internet, chỉ vài giờ sau cả nhóm đã yên vị trên mấy chiếc taxi đủ màu sắc, mặc sức thả hồn mơ mộng trên những con phố Quảng Châu hoặc cổ kính hoặc hiện đại nhưng đều rợp bóng cây xanh, điểm xuyết đó đây những sắc màu rực rỡ của các loài hoa, nhiều nhất là sắc đỏ hoa phượng và sắc tím hoa mộc miên đang vào chính vụ.

Đảo qua chợ bán sỉ hàng may mặc lớn nhất ở trung tâm thành phố, chọn vài chục lố hàng rồi chúng tôi tranh thủ chuyển sang khu chợ "Sập Sám Hồng" chỉ mở buổi sáng.
Chợ ở Quảng Châu nhìn chung đều khá quy mô kiểu siêu thị hiện đại nhiều tầng. Mặt bằng chợ rất lớn với vô số quầy hàng bố trí chi chít, bao quanh những lối đi nhỏ xíu luôn quá tải dòng người mua bán. Theo chúng tôi nhận thấy thì tuy ồn ã và náo nhiệt như vậy, song trật tự trên toàn khu chợ luôn được đảm bảo mà chủ yếu là nhờ ý thức tự giác của người dân. Không thấy cảnh cãi lộn, tranh giành khách hoặc lừa đảo, trộm cắp.

Chợ nông sản Qingping.

Người bán kẻ mua đều rất trẻ, bán hàng chủ yếu là các cô chân dài, tóc nhuộm đen nhức xù tung kiểu đống rơm, miệng la bai bải mời chào khách. Mua cũng được, xem và lựa hàng chán chê rồi bỏ đi vẫn rất vui vẻ. Mới đầu hè mà chợ đã tung ra khá nhiều kiểu dáng váy áo, quần sort, quần lửng chủ yếu dành cho lứa tuổi teen. Kiểu thì cũng na ná xoay quanh mốt "bom" - thót trên, thót dưới, xoè giữa. Tôi thì thấy giống hệt chiếc đèn lồng hoặc quả bí ngô. Chất liệu vải chủ yếu là thun hoặc cotton mỏng với các gam màu chủ đạo là nâu, tím, trắng, đen hoặc chấm bi. Giá cả khá mềm nếu mua sỉ cả lố, chỉ từ vài chục tới 100 tệ (1 tệ khoảng hơn 2.000 đồng Việt Nam)/bộ. Mua lẻ thì hoặc không bán, hoặc phải thửa với giá gần bằng mua cả lố.

Muốn tầm hàng xịn hoặc nhái hàng chính hãng các thương hiệu nổi tiếng như Prada, Giordano... cũng chẳng mấy khó khăn. Có điều tốt nhất là tầm sư học đạo các ông bà buôn chuyến thâm niên, hoặc chí ít cũng phải lên mạng tìm hiểu địa chỉ và giá cả trước kẻo hố to.

Gồng xe
Vòng lên vòng xuống rời rã cả đôi chân đau nhức vì không biết bao lần bị các kiện hàng to khủng bố đè phải, cả nhóm hì hục kéo chiếc xe đẩy lặc lè hàng ra khỏi chợ đúng giờ cao điểm tan tầm chiều. Nối vào đuôi hàng người dài dằng dặc chờ xe cả tiếng đồng hồ không kết quả dù taxi trong thành phố "nhiều như quân Nguyên", tôi đành gật đầu trước lời mời của bác tài xe ôm ba bánh để rồi lại một lần nữa nếm mùi tay lái lụa Quảng Châu.

Từng vừa kinh hãi vừa ngạc nhiên trước màn lạng lách của các xế taxi Quảng Châu, vào cua không giảm tốc độ cứ như thể sắp quăng tọt cả xe lẫn người vào gầm xe tải, xe buýt. Nay tôi mới biết thêm rằng xế xe ôm ba bánh cũng điệu nghệ chẳng kém. Mỗi lần xe vào cua, tôi lại thót bụng gồng mình trong tư thế nhảy ra tức khắc bởi cả khối hàng hoá lẫn xe đều như sắp đổ vật xuống hít đất. Được cái giá cuốc taxi chỉ vài chục tệ, cuốc xe ôm còn rẻ hơn chỉ 17 tệ, nhưng lại được phen hú vía. Thế mà thực lạ, chả thấy xảy ra vụ tai nạn giao thông nào!

Chợ điện tử Haiyin.

Công bằng mà nói, mọi sự cũng chỉ là chuyện nhỏ so với niềm vui được khám phá những điều mới lạ ở Quảng Châu - một trong những thiên đường mua sắm của Châu Á.

Tiếng tăm lõm bõm, nhưng chúng tôi vẫn rất thoải mái nơi đất lạ. Ngoài những thông tin có được từ hãng lữ hành và qua mạng, chỉ cần thêm một tấm bản đồ cùng những lời chỉ dẫn của người Quảng Châu vui vẻ và thân thiện, chúng tôi nhanh chóng tìm ra phương thức nhanh và rẻ nhất đến những nơi cần thăm thú. Gần thì bắt taxi, xa hơn chút thì đi tàu điện ngầm chỉ mất 5 tệ/chuyến. Xa nữa sang các thành phố khác thì chọn xe buýt, xe
lửa tốc hành, máy bay. Loại nào cũng hiện đại và có nhiều chuyến trong ngày cho ta lựa chọn, mua vé đi ngay hoặc hẹn giờ quay lại, rất tiện.

Sắc phố
Suốt ngày tăm hàng, tối đến cả nhóm mới có dịp thả bộ quanh bờ Châu Giang chiêm ngưỡng "Quảng Châu by night" rực rỡ ánh đèn màu. Muốn ngắm sông thì mua vé xuống thuyền du ngoạn. Muốn xem các nhóm nhảy hip hop, nhảy cổ điển hoặc biểu diễn kinh kịch hay Thái cực quyền thì ra quảng trường trung tâm. Muốn thưởng thức các món nướng hải sản rẻ tiền thì sau 20 giờ tới khu vườn phía sau Đại học Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen University).

Lại muốn chen vai thích cánh nữa thì tới các con phố đi bộ nổi tiếng: Beiging Lu (phố Bắc Kinh, lu là phố), Xiajiu Lu, Dishifu Lu bạt ngàn đèn lồng đỏ và rộn rã tiếng nhạc. Dạo chơi, chụp hình chán rồi thưởng thức thú ẩm thực các miền Trung Hoa hoặc đa quốc gia, rồi lại mua sắm tiếp tại các khu chợ đêm hay thẳng tiến tới những siêu thị mở 24/24 giờ mà chỉ cần hỏi tài xế taxi nào cũng biết.

Thích hàng nông sản hoặc thuốc chữa bệnh thì tới chợ Qingping. Tầm đồ thủ công mỹ nghệ, nhất là đồ ngọc, tới phố Hualin. Tuyến đường Xihu và chợ đêm đèn lồng Huanghuagang là khu dành riêng cho các loại hàng trang trí. Phái mạnh thường tập trung tại chợ điện tử Haiyin. Phái đẹp muốn làm phong phú bộ sưu tập giày dép thì rẽ ngả Daxin. Thực phẩm và hàng tiêu dùng được bày bán ê hề trên đường Yide, còn muốn sắm các loại thiết bị viễn thông điện tử thì tới đường Lingyuan Tây...

Đã tới Quảng Châu dù với mục đích du lịch hay mua sắm, tôi chắc khó ai bỏ qua được cái thú tìm hiểu văn hoá chợ khá thú vị qua một vòng dạo các trung tâm mua bán lớn như Nanfang, các bách hoá đại lầu mang tên: Quảng Châu, Wangfujing Quảng Châu, Xin Da Xin, Dongshan, quảng trường Nanda Tianmao cùng hai trung tâm mua sắm Dongjun và Wankelong...

Ai đã tới Quảng Châu, chắc cũng như tôi, đều muốn ít nhất một lần trở lại.
Linh Nam
 
Nguồn: Lao Động Cuối tuần số 15 Ngày 22/04/2007
 

Boise - thành phố nhỏ dễ thương

Boise là thành phố nhỏ nằm ở phía tây nước Mỹ . Dân số khoảng 200,000. Boise rất là dễ thương và hiền hòa. Mời bạn đến thăm trung tâm phố.


.
Thu về ...

Giòng sông Payette vào thu
Mùa đông Idaho rất là lạnh nhiệt độ xuống thấp tới -28 độ C . Vài hình ảnh mình chụp vào mùa đông đứng trên mặt hồ vì nước đã thành đá .

Idaho rất nỗi tiếng về săn bắn,câu cá,trượt nước v.v... Là vùng sa mạc nên cảnh vật rất hoang dã và hùng vĩ .


Buổi sáng thanh bình trên quê tôi .



Ảnh: HoaNhaTrang

Cám ơn bạn HoaNhaTrang về những bức ảnh rất đẹp về Boise.
vnphoto.net/forums/showthread.php?p=137477

Brisbane - Thành phố buồn



Brisbane là thủ phủ và cũng là thành phố đông nhất bang Queensland của Úc. Thành phố  nằm bên bờ Thái Bình Dương và kề bên sông Brisbane trên vùng đồng bằng giữa vịnh Moreton và dãy núi Great Dividing.
Thành phố này được đặt tên theo Sir Thomas Brisbane là Thống đốc New South Wales từ năm 1821–1825. Theo lệnh của ông, vùng đất ban đầu hình thành từ khu thuộc địa dành cho những tù nhân khổ sai vào năm 1824 tại Redcliffe, cách đó 28 km về phía Bắc. Sau đó vùng này được chuyển đến trung tâm Brisbane ngày nay vào năm 1825, những di dân tự do được phép định cư từ năm 1842. Nó trở thành thủ phủ của bang khi Queensland được tuyên bố là thuộc địa riêng biệt vào năm 1859. Thành phố này chậm phát triển cho đến sau chiến tranh thế giới thứ hai khi nó đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch của Đồng minh với vai trò là Tổng hành dinh Tây Nam Thái Bình Dương của Tướng Douglas MacArthur.

Brisbane có không khí mát mẻ với những làn gió mát rượi thổi từ dòng sông cùng tên trải dài cùng thành phố. Dân số thành phố khoảng 1,7 triệu người. Phương tiện giao thông công cộng ở Brisbane rất tiện lợi, vì có nhiều tuyến xe buýt và đường nhỏ rất an toàn cho người đi xe đạp. Thành phố còn có nhiều công viên rất đẹp, là nơi lý tưởng cho khách bộ hành ngắm hoa và vui chơi trong quanh cảnh thanh an bình. Mùa đông tại Brisbane có nhiều nắng ấm, thích hợp cho du khách hít thở bầu không khí trong lành của gió biển và khám phá những bãi cát dài tuyệt đẹp và sạch sẽ bậc nhất nước Úc.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)


Photos of Brisbane by Tang Khanh










Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

Thi nhau "giẫm đạp" lên lễ hội hoa Hà Nội

- Trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, mặc dù tiết trời khá lạnh cộng với mưa phùn nhưng hàng nghìn người vẫn đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm để thưởng ngoạn lễ hội hoa.

Rút kinh nghiệm của năm trước, để lễ hội phố hoa diễn ra thành công tốt đẹp, Ban tổ chức đã huy động, bố trí lực lượng bảo vệ hoa ở khắp khu vực diễn ra lễ hội, thế nhưng vẫn có nhiều hình ảnh không đẹp mắt từ một số người tham gia lễ hội…

cvc
Dòng người tấp nập, chen lấn nhau đổ về lễ hội phố hoa
dfgdhd
Khẩu hiệu "Lễ hội phố poa bằng hành vi có văn hóa" được treo ở khắp nơi
Cả chị, cả em chạy vào khu vực cấm giẫm đạp lên hoa
Nhưng không ai để ý......
sdfgsd
Người người thi nhau "giẫm đạp" lên hoa
àgsdg
Hồn nhiên chạy qua
đhfd
Bảo vệ trông hoa hay trông người qua đường???
cbxb
Muốn ảnh đẹp phải vào tận trong khu vực có hoa!
fdhdx
Phụ huynh không thích ngắm hoa chỉ thích cho trẻ kéo xe hoa
gfnfn
Hậu quả...những bông hoa rơi rụng xuống đường thế này
tjgyjmv
Mắt nhìn lên máy ảnh, còn tay vẫn "sờ" vào hoa
vbv
Thử xem gánh hoa này có nặng không?!
Những bông hoa bị gẫy gập sau khi những người thưởng hoa đi qua.
Và lễ hội hoa chỉ còn lại những bông hoa bị gãy, dập nát

BOISE STATE ALUMNI ASSOCIATION

Vietnam Alums

Vietnam MBA alumni chapter members include (left to right) Tran Doan Kim (’99), Tang Van Khanh (’99), Phan Thuc Anh (’95), Phan Thuy Chi (’95), Dau Thuy Ha (’99), Chu Huong Giang (’99), Professor Nancy Napier, Vu Huy Thong (’95), Nguyen Trong Khang (’99), Ngo Minh Hang (’95), Tran Phuong Lan (’99), Dao Thi Thanh Lam (’99) and Hoang Thi Thuy Nga (’99).


First International Alumni Chapter is Formed in Vietnam

The Vietnam alums are graduates of an English language MBA program that Boise State ran in Vietnam from 1990-99, the first-ever internationally accredited MBA program conducted in Vietnam. There were 84 graduates of the program, many of who now run their own successful companies or hold leadership positions in the private or public sector in Vietnam.
“It's great to see and feel ourselves part of the alma mater,” said Ha Nguyen, a 1997 graduate who has helped lead the chartering process and is serving as president for the alumni chapter.
The Vietnam alums have maintained ties with Boise State through former professors, including Nancy Napier, a professor of international business who headed up the Vietnam MBA program and still teaches courses in Hanoi once a year. She just visited this month and took the newly formed chapter members Boise State pompoms, luggage tags and other alumni association membership items.
“This is our first international chapter, so it’s very new for Boise State,” said Jennifer Wheeler, senior associate director for alumni relations at Boise State. “We have set up a Web page to help them communicate with us and each other.”
The purpose of the Boise State Alumni Vietnam Chapter is to provide closer contact between the university and the Vietnam alums. But the formation of the chapter could have other positive results.
The Boise State alums also met with Sabine Klahr, director of international programs at Boise State, and colleague Chalimar Swain, when they visited Hanoi prior to joining an Idaho trade mission to Asia in Ho Chi Minh City, led by Gov. C.L. “Butch” Otter in October.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Vì sao tái cấu trúc thất bại?

Nguồn: TBKTSG

Có doanh nghiệp với doanh số cả ngàn tỉ đồng, quy mô nhân viên trên ngàn người suốt mấy năm qua đã “loay hoay” mãi với chuyện tái cấu trúc. Doanh nghiệp đã không tiếc tiền thuê một công ty tư vấn về để khởi xướng và dẫn dắt quá trình tái cấu trúc.

Họ bắt đầu bằng việc vẽ lại sơ đồ tổ chức, viết lại quy chế tổ chức hoạt động của các phòng/ban, viết các bản mô tả công việc; rồi soạn thảo các quy trình làm việc và hoàn thành một bộ tài liệu đồ sộ với đầy đủ các “hướng dẫn”, “quy trình”, “quy phạm”… được đóng thành tập dày. Bộ tài liệu đã được chuyển giao cho lãnh đạo doanh nghiệp một cách trang trọng trong một buổi lễ hoành tráng với sự tham gia của nhiều quản lý cấp cao và cấp trung....

Tiếp theo đó, chủ doanh nghiệp cũng đã bỏ không ít tiền cho các công ty “săn đầu người” để chiêu dụ nhân tài về nhằm thay thế, “nâng cấp” bộ máy nhân sự cho phù hợp với sơ đồ tổ chức mới, chức năng, nhiệm vụ mới và những bản mô tả công việc mới. Toàn bộ quá trình viết lách, soạn thảo, hiệu chỉnh, hoàn thiện và hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu mất cả năm trời. Công tác tuyển dụng, tái bố trí, thuyên chuyển, thay thế người… cũng kéo dài suốt năm.

Thế nhưng chỉ sau chưa đầy nửa năm, bộ tài liệu hầu như đã bị “xếp xó”, không mấy ai quan tâm sử dụng. Các “nhân tài” mới thì lần lượt ra đi, không hẹn ngày về, doanh nghiệp lại trở về với những con người cũ, cách làm cũ, thói quen cũ. Chủ doanh nghiệp đặt lại vấn đề, và lại tìm kiếm nhà tư vấn khác…

Không chỉ một doanh nghiệp này, nhiều doanh nghiệp cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự khi thực hiện tái cấu trúc. Vì sao như vậy?

Thứ nhất, việc giao cho một đơn vị tư vấn làm nhiệm vụ “khởi xướng” và “dẫn dắt” quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp là một sai lầm. Tái cấu trúc là sứ mệnh của doanh nghiệp, phải do chính lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp khởi xướng và dẫn dắt đến tận cùng. Điều này đồng thời cũng để khẳng định quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Đơn vị tư vấn chỉ nên là những người hướng dẫn cách làm, cách thực hiện và đóng vai trò cố vấn, phản biện cho doanh nghiệp để cùng doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất.

Không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính chủ doanh nghiệp và những người đang làm việc cho doanh nghiệp. Ngay cả việc soạn tài liệu cũng phải do chính người bên trong doanh nghiệp tự soạn thảo dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của chuyên gia tư vấn. Có như vậy thì người viết mới xem đó là sản phẩm của mình, chính mình đặt ra những luật lệ, quy trình, và chính mình phải tuân thủ chúng, chứ không phải do người khác viết và áp đặt.

Thứ hai, tái cấu trúc không phải là quá trình chỉ có “vẽ” và “viết”. Kết quả của tái cấu trúc không chỉ là một bộ tài liệu đồ sộ được bàn giao theo cách thức trang trọng, hoành tráng là đủ. Những thứ được trình bày trên giấy có khi lại là những thứ rất xa lạ với thực tế vận hành của doanh nghiệp.

Thứ ba, tái cấu trúc, với mục tiêu là “nâng cao thể trạng” của “hạ tầng cơ sở” doanh nghiệp, bắt buộc phải dựa trên nền tảng của một “thượng tầng kiến trúc” hoàn hảo. Nếu “thượng tầng kiến trúc” có quá nhiều bất cập, sai sót, việc củng cố “hạ tầng cơ sở” chỉ càng làm cho doanh nghiệp thêm sa lầy.

“Thượng tầng kiến trúc” bao gồm những “hạng mục” ở “tầng cao” của doanh nghiệp như triết lý kinh doanh, sứ mệnh, hoài bão, giá trị cốt lõi, các chuẩn mực đạo đức, hành vi, văn hóa doanh nghiệp, các mục tiêu, định hướng chiến lược, chiến lược công ty. Còn hạ tầng cơ sở là những cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, các hoạt động và quá trình, các nguồn lực… Cơ cấu và cơ chế là để phục vụ cho chiến lược. Nếu chiến lược sai, thì dù có cơ cấu, cơ chế và nguồn nhân lực tuyệt hảo, doanh nghiệp cũng sẽ rơi vào thất bại nhanh chóng. Việc bắt đầu bằng cách “vẽ lại” sơ đồ tổ chức như trường hợp kể trên chỉ là một cách tiếp cận “phần ngọn” mà không nhìn thấy phần gốc, vốn là yếu tố quyết định.

Thứ tư, quá trình tái cấu trúc hay tái lập doanh nghiệp có bản chất giống như việc chữa bệnh cho một cơ thể có vấn đề. Không thể chữa dứt căn bệnh nếu như không biết được chính xác căn bệnh và nguyên nhân đích thực của nó. Muốn biết chính xác căn bệnh cũng như nguyên nhân, chúng ta không thể không khám bệnh một cách tỉ mỉ và làm các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Không thể bắt tay ngay vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp khi chưa tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện và chuyên sâu. Và cuộc khảo sát này không thể chỉ dừng lại ở “hạ tầng cơ sở”.

Cuối cùng, tái cấu trúc hay tái lập, phải được bắt đầu bằng việc “tái lập chính mình” ở cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Không có sự “tái lập chính mình” ấy, người chủ doanh nghiệp không thể thay đổi được nhận thức và không thể có được quyết tâm “xới” lên mọi ngóc ngách của doanh nghiệp để tìm ra những loại “bệnh tật” từng được che giấu dưới nhiều hình thức. Đa phần, những bệnh tật ấy có nguyên nhân sâu xa là từ người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Và việc “chữa” được chúng hay không, phần lớn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp hơn là người bác sĩ.

Như vậy, quá trình tái cấu trúc thất bại trước hết là do cách hiểu, sau đó mới do cách làm. Vì thế, người chủ doanh nghiệp, ngoài quyết tâm, cần phải tìm hiểu thật kỹ để nhận thức thật rõ bản chất thực sự của quá trình này là gì trước khi “đặt trọn” sự nghiệp vào tay nhà tư vấn.

http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/3243489

Tái lập hay tái cấu trúc?

Nguồn: Nguyễn Hữu Long
Thời báo Kinh tế Sài Gòn

"Cần phải tái cấu trúc thôi!”, “Cần phải tái lập thôi!” - đó là những câu mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và cả nhân viên thường thốt lên trong thời gian gần đây khi gặp những khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý, điều hành hoặc khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, đình trệ.

“Tái cấu trúc” (Restructuring) và “Tái lập” (Re-engineering/Recreating) được nhiều người hiểu một cách chung chung là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Đôi khi, những từ này được hiểu lẫn lộn với nhau và bản thân từng từ cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khi thực hiện, do cách làm khác nhau, kết quả đem lại khác nhau, tạo ra những cuộc tranh luận bất tận giữa các chuyên gia.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chia sẻ quan điểm và cách nhìn rõ hơn về các cụm từ đang là “mốt thời thượng” này....

“Restructuring” (thường được dịch là “tái cấu trúc”) là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.

Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp.

Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó.

“Re-engineering” (được một số người dịch là “tái lập”) là quá trình thiết kế lại (redesign) tận gốc các quá trình (processes) trong doanh nghiệp, đặc biệt là các quá trình kinh doanh (business processes) nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Mục tiêu của “re-engineering” là tạo ra những quy trình được thiết kế lại tốt hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cũng dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi nói đến khái niệm “recreating” (đây mới đúng nghĩa là “tái lập”) thì mọi việc trở thành khác đi. Một quá trình tái lập đúng nghĩa và trọn vẹn phải bao gồm ít nhất ba bước chính sau:

Tư duy lại (Rethinking)
Thiết kế lại (Redesigning)
Xây dựng lại (Rebuilding)
Tư duy lại là “suy gẫm” lại về môi trường, thị trường và doanh nghiệp.

Môi trường là môi trường mà doanh nghiệp đang tồn tại hoặc sẽ hướng đến, bao gồm các yếu tố vĩ mô như chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội, công nghệ… Thị trường là thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm dung lượng của thị trường, mức tăng trưởng, xu hướng tiêu dùng, phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu, các tác lực ảnh hưởng (sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng và hiện tại, sức ép từ khách hàng, sức ép từ nhà cung cấp…), thương hiệu, hệ thống phân phối… Doanh nghiệp là chính bản thân doanh nghiệp, bao gồm cơ cấu tổ chức, hệ thống quản trị, các nguồn lực, hoạt động, quá trình…

Khi “tư duy lại”, chúng ta cần thu thập và phân tích rất kỹ những thông tin của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để có những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Kết quả của “tư duy lại” có thể là một trong các phương án sau:

Tiếp tục các bước tiếp theo, tức thiết kế lại, xây dựng lại;
Chuyển đổi ngành nghề, loại hình hoạt động;
Án binh bất động - tạm thời chưa làm gì;
Tái cấu trúc (restructuring);
Rút lui từng phần hay toàn bộ (exit strategy)
“Thiết kế lại” là “vẽ” lại toàn bộ bức tranh tổng thể và chi tiết về doanh nghiệp, đi từ triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi, văn hóa doanh nghiệp, mục tiêu, định hướng chiến lược, chiến lược công ty… cho đến cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý điều hành, các hoạt động, quá trình, các nguồn lực….

“Thiết kế lại” là để cho ra đời một “bản vẽ kiến trúc” mới ưu việt hơn cho tòa nhà doanh nghiệp dựa trên cơ sở những phân tích có được trong quá trình “tư duy lại” ở trên.

“Xây dựng lại” là xây dựng lại tòa nhà doanh nghiệp theo đúng thiết kế mới đã lập. Đây là một quá trình lâu dài và gian khổ, đòi hỏi sự cam kết từ phía lãnh đạo doanh nghiệp cũng như sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên. Kết quả của quá trình “xây dựng lại” phụ thuộc rất nhiều vào “vật liệu”, “trang thiết bị” xây lắp, con người, “phương pháp thi công”… Vì vậy, nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, ban, bộ phận và cần có những con người am hiểu cách thức xây dựng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Như vậy, có thể nói “tái cấu trúc” là một phần của quá trình tái lập, chủ yếu chỉ đi vào mục tiêu “nâng cao thể trạng” của doanh nghiệp trên nền tảng hiện có, trong khi đầu ra của tái lập là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, bao gồm đích đúng, con đường đúng, phương tiện đúng dựa trên một nền tảng có thể hoàn toàn mới.

Tương tự như việc “tái cấu trúc” một khách sạn chỉ là chỉnh trang, sơn sửa lại phòng ốc, bổ sung, thay các trang thiết bị, huấn luyện, đào tạo lại nhân viên hoặc thay đổi người, cải tiến cung cách phục vụ… để kinh doanh tốt hơn. Trong khi đó “tái lập” một khách sạn có thể dẫn đến việc chuyển đổi công năng (ví dụ thành cao ốc văn phòng, làm trung tâm dạy ngoại ngữ), hoặc chỉ đơn giản là bán nó đi để làm việc khác.

http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/3243503

13 bí quyết quản lý sự thay đổi

Dennis Sparks - Giám đốc điều hành Hội đồng Phát triển nhân viên quốc gia tiết lộ 13 bí quyết quản lý quá trình thay đổi (Sparks, 1993). Chi tiết như sau:

1. Truyền đạt các kiến thức về sự thay đổi cho mọi thành viên, từ lãnh đạo chủ chốt đến nhân viên.

2. Sử dụng một “phương pháp hệ thống” nhằm bảo đảm không bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào liên quan đến tổ chức/ công ty trong quá trình lập kế hoạch và thực thi những sự thay đổi...

3. Áp dụng phương pháp nhóm trong đó bao gồm những cá nhân có liên quan đến quá trình thay đổi.

4. Chia quyền cho các cá nhân nhằm khuyến khích họ nỗ lực hơn nữa thực thi sự thay đổi.

5. Lập kế hoạch, đồng thời “bám sát kế hoạch đã lập ra”. Thực thi kế hoạch, nhưng cần nhận thức được rằng các kế hoạch đã đặt ra phải thích nghi được với sự thay đổi.

6. Cần hiểu rõ sự khác biệt giữa một bên là lập kế hoạch cho sự thay đổi và một bên là nhu cầu cần thiết có sự tham gia của mọi cá nhân trong việc thực thi các kế hoạch mới. Mặc dù vấn đề thu hút các cá nhân tham gia vào quá trình thay đổi là tương đối khó khăn. Nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều thời gian và công sức để thuyết phục những cá nhân vốn đã mất hết sự quan tâm và mục tiêu phấn đấu trong công việc.

7. Đảm bảo cung cấp đầy đủ cán bộ truyền đạt những quan điểm về sự thay đổi cho các cá nhân có liên quan đến sự thay đổi đó.

8. Lựa chọn phương pháp truyền đạt tiên tiến dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã tiến hành. Đồng thời, cần xem xét lại các phương pháp vốn đã từng được nghiên cứu và ứng dụng để có thể thu được kết quả tốt nhất với phương pháp mới.

9. Nhận thức rằng thay đổi chỉ có thể xảy ra bởi con người. Do vậy, cần lưu ý đến những tác động liên quan đến tinh thần, tình cảm của người lãnh đạo cũng như các cá nhân có liên quan tới quá trình thay đổi. Nắm bắt được các trở ngại trong quá trình thực thi sự thay đổi và tìm ra biện pháp giải quyết nhằm tháo gỡ các khó khăn đó.

10. Cần chuẩn bị kỹ các công việc cần thiết để có thể thực hiện thành công sự thay đổi. Lưu ý rằng hầu hết các sự thay đổi thường bắt đầu bằng những khó khăn và thất bại tạm thời. Rồi sau đó, thành công mới dần dần xuất hiện.

11. Tạo điều kiện để lãnh đạo và các cá nhân khác nắm bắt được một “sự hiểu biết thông tuệ” (intellectual understanding). Mặc dù vấn đề đánh giá các kết quả đạt được là rất quan trọng, chúng ta cũng đừng quên nắm vững các kiến thức về chức năng và ý nghĩa căn bản của những phương pháp thực thi.

12. Tìm ra các “cách thức chuyển đổi linh động” và những cá nhân thành công trong việc thực thi sự thay đổi - những người quan tâm đến việc tạo ra những thay đổi đáng kể trong thực tế.

13. Phải có một chiến lược lâu dài, nhận thức được rằng để thực hiện những sự thay đổi đó cần phải mất nhiều thời gian. Không nên đốt cháy giai đoạn.

Tác giả: Dennis Sparks
Translator: Lê Minh Vương
QTVN's Translation team

Tại sao phải thay đổi?




"Không kể đến việc chúng ta có khả năng hoặc kỹ năng như thế nào, sớm hay muộn, chúng ta sẽ mất cân bằng và mắc sai lầm. Bạn đã từng nghe thấy việc một con khỉ ngã từ trên cây xuống chưa? Có thể chưa, nhưng chúng ta đã từng quan sát thấy những người có khả năng và nghe chuyện về những công ty thành công nhưng vẫn mắc phải sai lầm".

Đó chính là câu trả lời của tác giả Doug Lipp - trưởng phòng đào tạo ở Disney Studio, Đại học Walt Disney cho câu hỏi đồng thời là nhan đề bài viết của ông: "Tại sao phải thay đổi?".


Giả sử bạn là một người thành đạt, trung tuổi và đã làm việc ở tổ chức trong nhiều năm. Đôi khi, bạn vươn lên bằng nỗ lực bản thân để tồn tại như một người độc lập, nhưng trong các trường hợp khác, bạn làm việc thông qua đội ngũ. Bạn có một cơ sở nhân viên, có thể nhỏ như chỉ có một người hoặc lớn như có hàng nghìn người. Bạn đại diện cho nhiều mặt của thành công trong nghề nghiệp - và bạn cũng đang đến độ chín muồi cho thất bại.

Như bài học ở công ty Walt Disney, thành công sinh ra sự kiêu ngạo, và sự kiêu ngạo dẫn tới tự mãn. Sự tự mãn có thể tồn tại trong rất nhiều dạng. Một trong số các dạng đó là ngựa non háu đá. Nói cách khác, bạn lái thành công của bạn vượt quá mức hiệu quả tối đa. Nó có thể là một cách sáng tạo mà bạn tiến hành một bài trình bày với khách hàng tương lai, hoặc cách bạn phục vụ hoặc hỗ trợ khách hàng hoặc nhân viên của bạn. Ví dụ, tại sao phải có internet, thương mại điện tử hoặc học hành trực tuyến khi mà bao lâu nay chúng ta vẫn làm tốt mà không có chúng. Tại sao chúng ta nghĩ về tác động của sự đa dạng hoá lên dịch vụ, lựa chọn sản phẩm hợc thiết kế cửa hàng?

Tại sao hiện nay lại thay đổi? Đó là câu hỏi lớn. Chìa khoá để vượt lên chú ngựa non háu đá là tự trung thực với bản thân và thừa nhận rằng, có thể cách bạn đang điều hành tổ chức hiện nay đã lỗi thời rồi. Có lẽ khách hàng của bạn sẽ thích các dịch vụ mà hiện tại bạn không cung cấp. Có thể có những cái tên lớn nhất hoặc gạo cội nhất trong ngành nghề không phải là chìa khoá chủ yếu để duy trì khách hàng hiện tại hoặc thu hút khách hàng và nhân viên mới. Để duy trì thành công như trước, chúng ta phải thay đổi.

Bài học từ Disney

Ở Disney, chúng ta có một chú ngựa non háu đá. Tên nó là "Herbie the Lovebug" (- một bộ phim về kiểu xe Herbie hay còn có tên khác là The Love Bug - một chiếc xe sản xuất năm 1963 của hãng Volkswagen Beetle, thuộc dòng xe sang trọng. Đây từng được coi là biểu tượng của thập kỷ 60 trong thế kỷ trước và là niềm mơ ước của nhiều phụ nữ). Bạn có nhớ nó không? Volkswagen đáng ngưỡng mộ dường như xuất hiện trên màn hình với Buddy Hackeet, Dean Jones và Suzanne Plesheeete. Rắc rối là, chẳng có gì vượt quá "Herbie the Lovebug" trừ một bộ phim khác cũng nói về kiểu xe này là "Herbie Goes to Monte Carlo". Tại sao vậy? Đó là sự kết hợp của hai lí do: một là ghét mạo hiểm, "Walt nghĩ về điều gì? và hai là sự ngạo mạn "Chúng tôi là Disney, chúng tôi biết mong muốn và nhu cầu của khách hàng rõ hơn cả họ".

Sự kết hợp này là một công thức mang đến tai hoạ. Quá nhiều nhà điều hành Disney đã đối mặt với quá khứ và tự hỏi liệu có phải Walt Disney sẽ chứng tỏ một hướng đi khác dù thực tế là Walt đã qua đời từ lâu rồi.

Trong suốt thời kỳ này, khái niệm thay đổi, sáng tạo và tiến bộ không được tính đến. Thay vì đó, có một lực lượng nói rằng: "Hãy giữ nguyên như cũ và tránh làm hỏng kế hoạch". Kết quả thật là thảm hoạ. Cổ phiếu Disney tụt xuống và là mục tiêu cho các đối thủ thù địch.

Dù lo sợ, tổ chức Disney vẫn không bị tiếp quản hoặc tan vỡ. Thực tế, những người tiếp quản cố gắng để phục vụ như một lời kêu gọi thức tỉnh tuyệt vời cho công ty. Trong những năm sau nỗ lực tiếp quản, công ty đã tận hưởng một thời kỳ thành công nhất.

Như một chiến lược để tiến tới tương lai, ban lãnh đạo đã tuyển dụng một số nhà điều hành mà không sợ bóng ma của Walt cũng như di sản của tổ chức. Để chắc chắn, họ tôn trọng những thành công của những người tiền nhiệm. Họ cũng tin tưởng rằng sự tôn trọng các di sản không có nghĩa là sống trong quá khứ.

Những người mới tập trung vào sự sáng tạo và khuyến khích công ty khám phá cách tiếp cận mới. Thay vì các công thức cũ rích của việc viết kịch bản, công ty đã thuê những tài năng tạo ra các bộ phim như "Vua sư tử", "Nàng tiên cá", và "Đi tìm thuyền trưởng Nemo". Điều này có nghĩa là để những tiêu chuẩn quyết định đã từng thành công trong thời kỳ của nó ra đi. Từ 1937 đến 1979, hãng sản xuất Walt Disney đã có một chuỗi các bộ phim và các chương trình truyền hình. Điều này đã thành công hơn 40 năm của việc đánh - quả - bóng - khỏi - công viên. Ai dám gợi ý việc tạo ra bất kỳ thay đổi nào. Sự khô cạn sáng tạo từ năm 1979-1984 đã đánh dấu sự chấm hết cho một kỷ nguyên và bắt đầu kỷ nguyên khác. Nếu không vì sự sẵn sàng của nhóm quản lý mới để mạo hiểm có tính toán với việc quản lý sản phẩm, tiếp thị, bán hàng và kỹ thuật, công ty có thể đã biến mất. Không ai "miễn dịch "được với những thay đổi thị trường.

Thậm chí những con khỉ cũng có thể ngã từ trên cây xuống

Câu thành ngữ cổ này của Nhật đã nắm bắt bản chất của những điều mà Disney phải đối mặt - và bất kỳ tổ chức hoặc nhà lãnh đạo nào cuối cùng cũng phải đối mặt. Không kể đến việc chúng ta có khả năng hoặc kỹ năng như thế nào, sớm hay muộn, chúng ta sẽ mất cân bằng và mắc sai lầm.

Bạn đã từng nghe thấy việc một con khỉ ngã từ cây xuống chưa? Có thể chưa, nhưng chúng ta đã từng quan sát thấy những người có khả năng và nghe thấy những công ty thành công nhưng vẫn mắc phải sai lầm. Bạn và tổ chức của bạn thì sao? Kỹ năng và khả năng nào của tổ chức mà bạn cảm thấy tự hào? Kỹ năng đó hiện giờ có giá trị như trước đây nữa không? Có thể những kỹ năng từng giúp bạn thành công bây giờ sẽ cản trở bạn, thậm chí khiến bạn ngã từ trên cây xuống.

Học từ thành công và sai lầm của bạn và áp dụng những điều đã học được vào việc lãnh đạo và phục vụ.

Nhiều tổ chức bắt tay vào các sáng kiến mới để cải thiện nhiều thứ, bao gồm dịch vụ của họ, chất lượng sản phẩm, phương pháp sản xuất và việc lãnh đạo. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là nhiều người thất bại trong nỗ lực của họ. Thường thì, những sáng kiến thay đổi được bắt đầu với sự thông báo rộng rãi và phô trương loè loẹt, và kết thúc trong những đống đổ nát. Điều gì có thể làm cho các sáng kiến tốt mất đi sự hỗ trợ và sa vào việc lãng phí thời gian và tiền của. Sau một vài tháng, thái độ cũ và các hành vi phản tác dụng cũ sẽ trở lại.

Điều gì để bắt đầu, dừng lại và tiếp tục?

Thay đổi không quá khó. Thách thức là để duy trì sự thay đổi và kết tinh lại thành văn hoá. Để bắt tay vào hành trình của thay đổi đòi hỏi bạn phải trả lời hai câu hỏi:

Một là, "có phải thay đổi là đúng?"

Hai là, "hệ thống hỗ trợ và những người hỗ trợ có đúng chỗ để tạo cơ hội thành công hay không?"

Tránh làm cho quá trình thay đổi của bạn quá nhiều ngổn ngang và cồng kềnh để thực thi và giữ vững. Những bài tập dưới đây là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả cho việc tiến hành thay đổi:

Vận dụng trí tuệ tập thể để cải thiện khả năng mang lại những dịch vụ tốt cho khách hàng bên trong và bên ngoài. Điều bạn có thể làm là một sự cải thiện với thực tế hiện tại? Bạn nên bắt đầu, ngừng lại và tiếp tục điều gì? Thử thách cách tiếp cận của bạn với công việc, nhóm và tổ chức.

Bắt đầu: Điều gì bạn như một cá nhân, nhóm hoặc công ty muốn bắt đầu làm sẽ làm mà sẽ là một sự cải thiện với cách tiếp cận hiện tại? Điều gì bạn có thể làm để cập nhật hơn từ góc nhìn của khách hàng và nhân viên tương lai của bạn?

Ngừng lại: Điêu gì bạn xác định là không thể chấp nhận được, cho cả khách hàng và nhân viên, mà bạn cần ngừng lại?

Tiếp tục: Đâu là điểm mạnh của bạn? Bạn có thể duy trì những điểm mạnh này trong ánh sáng của sự thay đổi mà bạn định tạo ra? Điều gì bạn cần tiếp tục?

Bạn đi theo những mẫu tương tự này trong việc xác định những điều sẽ bắt đầu, ngừng lại và tiếp tục cho phong cách lãnh đạo của bạn. Thành viên nhóm của bạn cũng sẽ xem xét điều gì để bắt đầu, dừng lại và tiếp tục.

Cơ đội để biến những ý tưởng này thành thực tế thì nhiều. Vì lợi ích của việc quản lý quy trình thay đổi so với việc để thay đổi áp đặt lên bạn, bạn nên thuyết phục mọi người vượt qua sự phòng thủ trước thay đổi.

Theo Doug Lipp/Leadership Excellence


* Doug Lipp là cựu Trưởng phòng đào tạo tại xưởng phim Disney, Đại học Walt Disney, và là một chuyên gia về dịch vụ khách hàng, lãnh đạo và sự đa dạng, động viên và thử thách....Ông cũng tiến hành các khoá học lãnh đạo ở Disneyland. Doug có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với các tổ chức trên khắp thế giới. Ông nói về các chủ đề dịch vụ khách hàng toàn cầu và nội địa, lãnh đạo và sự đa dạng văn hoá với khách hàng của ông ở Bắc Mỹ và ở nước ngoài.

Thông thạo tiếng Nhật, Doug từng trong nhóm khởi động cho Tokyo Disneyland, làm việc ở Nhật Bản trong 2 năm để tạo ra công viên quốc tế đầu tiên của Disney. Ông cũng là tác giả của 6 cuốn sách, bao gồm: "Bộ mặt thay đổi của khách hàng ngày nay" (The Changing Face of Today’s Customer), chỉ ra việc sử dụng hiểu biết văn hoá với hiểu biết chung, và "Thậm chí khỉ cũng ngã từ trên cây xuống" (Even Monkeys Fall from Trees) viết về sự cân bằng giữa nghệ thuật và khoa học của dịch vụ khách hàng.

Theo lanhdao.net