Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Thảo quả - cây xoá nghèo cho người Mông Quản Bạ


CAND - 09/07/2008
Ông Giàng A Pao, xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang vui mừng nói với chúng tôi: "Cái "anh" thảo quả đã đem lại cuộc sống mới cho ngườiMông Cao Mã Pờ đấy". Rồi ông chỉ tay vào chiếc xe Win mới cáu cạnh bảo rằng: "Tất cả là do thảo quả đấy, vụ này gia đình tôi cũng được trên hai chục triệu nhờ bán thảo quả". Ánh mắt ngập tràn niềm vui của ông Pao khiến đoàn chúng tôi ai cũng vui vui...

 

Chăm sóc, nhân giống cây thảo quả (Ảnh: Trường Giang). 

Ông Lệnh Thế HộiPhó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Việc tìm giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở một huyện vùng cao núi đá như Quản Bạ là một việc làm không dễ chút nào, với đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, hằng năm mùa khô kéo dài đến 3 tháng, nguồn nước ít, nên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn. Xác định cây thảo quả là một lợi thế, trong những năm vừa qua, huyện đã vận động người dân trồng cây thảo quả, đến thời điểm hiện nay toàn huyện có trên 980 ha. 

Quản Bạ có khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây thảo quả, chính ưu thế và điều kiện tự nhiên thích hợp đã góp phần làm cho cây thảo quả có vị thế trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở huyện. 

Ông Nguyễn Đức Tình, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho hay: Để cây thảo quả trở thành cây hàng hoá mũi nhọn của huyện, Quản Bạ đã phát triển mở rộng dự án trồng thảo quả tại ba xã Cao Mã PờTả Ván và Tùng VàiÔng Tình cho biết, bình quân trên thị trường 1kg thảo quả có giá từ 90.000đ đến 104.000đ, năng suất bình quân đạt 3 tạ quả khô/ha. Với thị trường tiêu thụ thảo quả ổn định như hiện nay thì người dân trồng thảo quả sẽ rất yên tâm canh tác. 

Có hướng đi rõ ràng, gắn trồng thảo quả với việc bảo vệ rừng. Cây thảo quả thích nghi dưới những tán rừng có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và đặc biệt giống cây này không cần nhiều ánh sáng. Chính ưu thế này đã giúp người dân có thể gắn giữa phát triển kinh tế vườn rừng và trồng cây thảo quả. Để cây thảo quả tồn tại, phát triển và gắn với sản xuất của người nông dân, huyện Quản Bạ đã khuyến khích nông dân, đặc biệt là đồng bào Mông trồng cây thảo quả.

Với chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, bình quân 1,5 triệu đồng phân bón/ha và tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con. Huyện đã đào tạo tập huấn hàng trăm lượt hộ nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản thảo quả. Hiện nay, Quản Bạ đã có doanh nghiệp là Công ty TNHH 567 thị trấn Tam Sơn đứng ra bao tiêu sản phẩm và chế biến thảo quả muối ngay tại huyện để xuất khẩu. 

Chính nhờ trồng thảo quả mà nhiều hộ gia đình người Mông ở các xã Cao Mã PờTùng VàiTả Ván có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng, đời sống của nhiều hộ gia đình người Mông ở các xã này đã có nhiều đổi thay. Diện mạo nông thôn miền núi của các xã đã khá hơn rất nhiều so với vài năm trước đây. 

Chủ tịch xã Tùng VàiGiàng Chẩn Xín cho biết: Với tập quán của người Mông là sản xuất du canh, du cư, trong 5 năm trở lại đây đồng bào được cán bộ vận động chính sách định canh, định cư và hạ sơn của Nhà nước, nay đồng bào đã ổn định cuộc sống lâu dài tại thôn, bản mình. 

Việc huyện đầu tư, khuyến khích các hộ dân trồng thảo quả đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi giống, cây trồng trên địa bàn xã, nhiều hộ trong xã đã trồng hàng chục hécta. Nhờ trồng thảo quả mà nhiều hộ đã thoát nghèo và còn mua được cả xe máy, xe công nông phục vụ sản xuất, đi lại nữa. 

Ông Xín cũng cho biết: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thảo quả, xã sẽ vận động bà con mở rộng diện tích trồng, khuyến khích mô hình liên kết giữa các gia đình góp đất trồng cây thảo quả. 

Ông Giàng Cồ Hoà, Bí thư Huyện uỷ cho hay: Phát triển các giống cây gắn với lợi thế của từng vùng, đó là điều cần và đủ cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển ổn định, huyện Quản Bạ cần xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ ổn định và đăng ký thương hiệu, duy trì chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, vốn đầu tư nhiều hơn nữa để cây thảo quả là một trong những cây mũi nhọn góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân. 

Ngoài những yếu tố trên cần có sự quy hoạch phát triển rõ ràng cho từng vùng, từng xã, chứ cứ để phát triển như một phong trào rồi khi trồng nhiều, lại không có thị trường tiêu thụ, thảo quả rớt giá và thiệt hại đương nhiên người nông dân sẽ gánh chịu. Thực tế, nhiều địa phương khác đã mắc phải những sai lầm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm như một phong trào, như cây vải thiều Lục Ngạn giá rẻ như cho trong mùa vụ năm nay là một ví dụ điển hình. 

Xem ra, tìm giải pháp phát triển thích hợp cho cây thảo quả phát triển bền vững đang là một trong những câu hỏi dành cho các nhà quản lý của huyện Quản Bạ nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung sớm tìm câu trả lời. Bởi, với người dân, sự phát triển bền vững chính là đảm bảo tương lai không đói nghèo cho chính gia đình họ. Mong rằng, niềm vui có thu nhập từ cây thảo quả của nhiều người Mông ở huyện Quản Bạ sẽ nối dài...!

Tây Tiến - Quang Dũng

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Phù Lưu Chanh -- 1948

Lâm sản ngoài gỗ và xóa đói giảm nghèo ở miền núi Bắc Bộ




Diện tích rừng của nước ta (2004) là 12,3 triệu ha, thì có 10 triệu ha rừng tự nhiên. Trong rừng tự nhiên nhiệt đới thường có nhiều tầng cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo, thực vật phụ sinh và nhiều loài động vật rừng. Lâm sản rừng rất phong phú, nhưng trước đây người ta thường chỉ chú ý đến gỗ tre, còn các loại sản phẩm khác đều bị coi là lâm sản phụ.


Song ngày nay đã có sự thay đổi lớn về nhận thức đối với các lâm sản phụ, thuật ngữ được quốc tế sử dụng phổ biến là “Lâm sản ngoài gỗ”, với khái niệm: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất rừng và cây ở ngoài rừng”. Lâm sản ngoài gỗ ở nước ta được phân thành 6 nhóm: (1) Những sản phẩm có sợi: tre, song mây, lá… (2) Thực phẩm: những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như măng, mộc nhĩ, rau lá, hoa quả, hạt, các loại gia vị; những loại có nguồn gốc động vật như mật ong, thịt thú rừng, tổ yến, các loại côn trùng ăn được… (3) Cây dược liệu và chất thơm. (4) Các sản phẩm chiết xuất như các loại nhựa cây, dầu, tinh dầu, chất màu. (5) Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống… (6) Những sản phẩm khác như cây cảnh, lá gói thức ăn và hàng hoá…

Lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa kinh tế và đa dạng sinh học.

Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ được sử dụng cho sản xuất và đời sống của người dân. Hàng trăm nghìn tấn tre nứa được sử dụng trong ngành chế biến bột và giấy, hàng chục nghìn tấn cây thuốc được sử dụng mỗi năm… Lâm sản ngoài gỗ còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ năm 2004 gần 200 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng. Theo kết quả điều tra gần đây, sản xuất lâm nghiệp ở vùng miền núi Bắc bộ đã có đóng góp đáng kể vào thu nhập của hộ gia đình nông thôn, ở vùng Tây bắc, nguồn thu từ lâm nghiệp chiếm 23% tổng thu từ nông lâm thuỷ sản của hộ, gấp gần 5 lần bình quân cả nước (4,8%), Đông bắc là 11,7% cao nhất trong cả nước.

Những thu nhập lâm nghiệp của hộ gia đình từ 3 hoạt động: trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng (lâm sinh), khai thác lâm sản (gỗ, củi) và thu nhặt lâm sản (lâm sản ngoài gỗ).

Khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập từ lâm nghiệp, từ 65-81%, sau đó đến thu nhặt lâm sản, ở Tây bắc 18,3% và 14,4% ở Đông bắc. Khai thác lâm sản tuy chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của hộ, nhưng phần lớn là các sản phẩm tự túc sử dụng trong gia đình, trong đó củi có giá trị lớn, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa. Trong đó cơ cấu: gỗ 14,15%; củi 45,25%; lâm sản khác 16,3%; nông sản 24,3%.

Thời gian gần đây, do rừng tự nhiên đã nghèo kiệt nên không được phép khai thác gỗ hàng hoá nên thu nhập từ lâm nghiệp ở một số vùng cho thấy:

ở xã Khang Ninh thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), bình quân lâm sản ngoài gỗ chiếm khoảng 15% kinh tế hộ (tiền mặt + tiêu dùng hàng ngày, gồm có 10% là củi, 5% là các khoản khác).

Điều tra thu nhập ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho thấy tỷ lệ thu từ lâm sản ngoài gỗ chiếm từ 11-20% thu nhập của hộ, đối với hộ nghèo có tỷ lệ cao nhất: 19,4%.

Từ các kết quả khảo sát thực tế các nhà nghiên cứu cho rằng:

Nguồn thu từ khai thác lâm sản có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập lâm nghiệp của hộ, song ở các vùng miền núi xa thị trường thì phần lớn sản phẩm lâm sản là gỗ củi tự túc có tác dụng bảo đảm an sinh xã hội, song ít có tác dụng đến xoá đói giảm nghèo. Với chính sách hạn chế khai thác rừng tự nhiên của Chính phủ như hiện nay, nếu nơi nào hộ gia đình có nguồn thu từ bán gỗ rừng tự nhiên thì đều là do trực tiếp hay gián tiếp tham gia khai thác gỗ bất hợp pháp, nguồn thu này không bền vững.

Nguồn thu từ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng thường có ở những nơi có dự án 661 và các dự án lâm nghiệp khác, nhất là ở các vùng rừng thuộc Ban quản lí rừng đặc dụng hay phòng hộ. Nguồn ngân sách Nhà nước đã chi cho các hoạt động này hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, là một gánh nặng đối với ngân sách, trong tương lai khó tăng lên.

Nguồn thu từ thu nhặt lâm sản, thực chất là lâm sản ngoài gỗ, tuy hiện nay có tỷ trọng không lớn bằng khai thác gỗ trong cơ cấu thu nhập lâm nghiệp của hộ nhưng lại có vị trí rất quan trọng vì đó là nguồn thu nhập bằng tiền mặt, đối với hộ nghèo có khi là nguồn thu bằng tiền duy nhất. Thường vào những vụ nông nhàn, giáp hạt người dân hay vào rừng thu hái lâm sản để kiếm tiền mua lương thực và hàng tiêu dùng và trang trải chi phí thuốc men, học hành cho con trẻ. Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn là nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho hộ gia đình: măng, rau rừng…

Do đó để phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ góp phần xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp như:

Giao quyền tài sản về lâm sản ngoài gỗ cho chủ rừng. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ phải có chủ thực sự, cụ thể. Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tự nhiên đang bị cạn kiệt là do tình trạng khai thác vô chủ bấy lâu nay, không được quản lí. Nhà nước tuy đã có chính sách giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức để rừng có chủ, nhưng chỉ mới chú ý đến làm chủ về cây gỗ, tre còn với lâm sản ngoài gỗ vẫn bị thả nổi. Ngay trong rừng đã có chủ, ai cũng có thể vào khai thác lâm sản ngoài gỗ dưới bất kỳ hình thức nào. (Cơ quan lâm nghiệp tỉnh cấp giấy phép cho một chủ khai thác lâm sản ngoài gỗ trong một vùng, một vài xã, thậm chí toàn huyện). Các lâm trường quốc doanh được giao quản lí sử dụng hàng triệu ha rừng tự nhiên, nhưng hoàn toàn không quan tâm và không có năng lực sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ (trừ tre nứa). Để chấn chỉnh tình trạng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ vô chủ Nhà nước cần có chính sách quy định cho hộ gia đình và cộng đồng được quyền sở hữu về lâm sản ngoài gỗ ở những diện tích rừng họ đã được giao, được khoán (người ngoài muốn khai thác phải được sự thoả thuận của chủ rừng - có thể phải ăn chia sản phẩm khai thác được với chủ rừng) và chính quyền phải bảo hộ quyền này khi bị xâm phạm.

Cơ quan lâm nghiệp địa phương hướng dẫn và trợ giúp cho hộ gia đình, cộng đồng điều tra về tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, lập kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ. Tổng kết kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu kỹ thuật khai thác bền vững, tiến tới kỹ thuật gây nuôi những loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập lớn. Tổ chức mạng lưới khuyến lâm và khuyến công, khuyến thị về lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cả chế biến, bảo quản sau thu hoạch và thị trường). Cần có biện pháp thu hút các hộ, cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn huyện, tỉnh (tuỳ theo ngành hàng: song mây, dược liệu, thực phẩm…) vào mạng lưới này như: hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật khai thác, gây trồng, chế biến và thị trường, phát hành tài liệu, tờ bướm tuyên truyền về từng ngành hàng lâm sản ngoài gỗ. Mặt khác, cần nghiên cứu thị trường về lâm sản ngoài gỗ, bắt đầu từ thị trường tiểu vùng - thường đã hình thành từ lâu đời, phản ánh tiềm năng lâm sản ngoài gỗ của địa phương. Lựa chọn mặt hàng lâm sản ngoài gỗ có ưu thế cạnh tranh (giá cả, khối lượng tiêu thụ, phương thức tiêu thụ). Sửa đổi bổ sung một số chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ như: Bãi bỏ giấy phép khai thác lâm sản ngoài gỗ (trừ loại có tên trong danh mục hạn chế hoặc cấm khai thác, công bố cụ thể, rộng rãi đến từng huyện, xã); Miễn thuế tài nguyên rừng đối với những lâm sản ngoài gỗ để khuyến khích khai thác, gây trồng (có thể thời hạn từ 10-15 năm, khi địa phương không còn đói nghèo); Ngân hàng chính sách cho hộ gia đình vay vốn không lãi, thời hạn vay bằng 2 lần chu kỳ gây trồng và khai thác mặt hàng lâm sản ngoài gỗ được khuyến cáo phát triển tại địa phương; Miễn giảm thuế buôn chuyến, thuế VAT đối với hoạt động buôn bán, chế biến lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn ở những huyện còn tỷ lệ đói nghèo cao. Các biện pháp về miễn giảm thuế tài nguyên, thuế sản xuất kinh doanh là nhằm tăng giá thu mua nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ cho nông dân, do đó cần có cơ chế giám sát để bảo đảm có lợi cho nông dân tránh tình trạng các lợi ích do chính sách lại chảy hết vào túi người buôn bán, cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.
Vũ Long



Read more:http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=3998#ixzz0XMxEA3I2

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

OCD as an ION's Global Partner

From our humble beginnings in 1997, ION has grown to help develop quality use of network technologies in education across the globe. Recent partnerships are described below. Additional use of the ION program from around the world can be seen on our Scope page.
American University of Beirut, Lebanon

In January of 2007, the American University of Beirut joined ION as a global partner. They will soon have several Master Online Teacher Certificate holders as well.

Organizational Capacity Development Company (OCD), Vietnam

OCD became an ION global partner in January of 2009. They have several trainers engaged in the pursuit of the Master Online Teacher certificate.


OCD MVCR participants

Hamdan Bin Mohammed e-University, UAE

HBMEU became an ION global partner in May of 2009 after their Director of Center for e-Learning Excellence discovered the value of ION partnership and the quality of the MVCR program.
Korean University of Technology and Education

As part of a developing partnership with KUT and many other South Korean businesses and institutes, the Illinois Online Network is excited to provide vital staff developing opportunities. Beginning in 2002, Michael Lindeman began a partnership between ION and KUT. Since, the ION team has presented five workshops lasting from 1 to 4 weeks for faculty from across South Korea. These intensive workshops bring together aspects from all areas of online education including: assessment, instructional design, administration, pedagogy, etc. A comfortable, sharing atmosphere is developed where we not only share educational knowledge, but come to know one another as friends.

Winter 2003-4


Summer 2004
friends

Boise State Alumni Vietnam

Vietnam Alums
Vietnam MBA alumni chapter members include (left to right) Tran Doan Kim (’99), Tang Van Khanh (’99), Phan Thuc Anh (’95), Phan Thuy Chi (’95), Dau Thuy Ha (’99), Chu Huong Giang (’99), Professor Nancy Napier, Vu Huy Thong (’95), Nguyen Trong Khang (’99), Ngo Minh Hang (’95), Tran Phuong Lan (’99), Dao Thi Thanh Lam (’99) and Hoang Thi Thuy Nga (’99).


First International Alumni Chapter is Formed in Vietnam

The Vietnam alums are graduates of an English language MBA program that Boise State ran in Vietnam from 1990-99, the first-ever internationally accredited MBA program conducted in Vietnam. There were 84 graduates of the program, many of who now run their own successful companies or hold leadership positions in the private or public sector in Vietnam.
“It's great to see and feel ourselves part of the alma mater,” said Ha Nguyen, a 1997 graduate who has helped lead the chartering process and is serving as president for the alumni chapter.
The Vietnam alums have maintained ties with Boise State through former professors, including Nancy Napier, a professor of international business who headed up the Vietnam MBA program and still teaches courses in Hanoi once a year. She just visited this month and took the newly formed chapter members Boise State pompoms, luggage tags and other alumni association membership items.
“This is our first international chapter, so it’s very new for Boise State,” said Jennifer Wheeler, senior associate director for alumni relations at Boise State. “We have set up a Web page to help them communicate with us and each other.”
The purpose of the Boise State Alumni Vietnam Chapter is to provide closer contact between the university and the Vietnam alums. But the formation of the chapter could have other positive results.
The Boise State alums also met with Sabine Klahr, director of international programs at Boise State, and colleague Chalimar Swain, when they visited Hanoi prior to joining an Idaho trade mission to Asia in Ho Chi Minh City, led by Gov. C.L. “Butch” Otter in October.

Business Associations in Hung Yen, Quang Nam, Dak Lak, An Giang: Audit, Benchmark and Recommendations

Author: Simone Lehmann, Tang Van Khanh


Based on the GTZ terms of reference, this report provides several strategic options for GTZ on how to promote business associations in four provinces of Vietnam until the end of the current programme phase and serves as a base for GTZ future interventions in that regard. The proposals are predicated on findings gathered in interviews with associations and other stakeholders (Annex 1: Survey questionnaire, Annex 2: Interviewed partners).

The report furthermore assesses the current performance of selected Vietnamese business associations by using the instrument of benchmarking them against Vietnamese top performers and also against selected associations in other countries in the South.

Based on good practices the mission team found out, a sustainable organizational model for Vietnamese provincial business associations has been outlined.

The proposal section contains suggestions for general capacity building in business associations, a detailed audit, good and bad practice plus many individual recommendations for provincial business associations. It also contains an outline of possible roles and functions of the regional Mekong Delta associations in fishery and tourism.
http://finance.groups.yahoo.com/group/newsbox/message/6705?var=1
http://www2.gtz.de/wbf/doc/business_associations_Vietnam_final_report_April_2008.zip

Trò chơi quản lý trên máy tính

Trong thực tế đào tạo sinh viên kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) ở Việt Nam hiện nay, kiến thức nhà trường còn khá xa rời thực tế. Không ít sinh viên, kể cả sinh viên khá giỏi, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với công việc thực tế sau khi ra trường. Trò chơi quản lý trên máy tính sẽ giúp sinh viên khắc phục những yếu điểm vừa nêu.

Trong thực tế đào tạo sinh viên kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) ở Việt Nam hiện nay, kiến thức nhà trường còn khá xa rời thực tế. Không ít sinh viên, kể cả sinh viên khá giỏi, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với công việc thực tế sau khi ra trường. Trò chơi quản lý (QL) trên máy tính sẽ giúp sinh viên khắc phục những yếu điểm vừa nêu.
Thế nào là trò chơi QL?

Trò chơi QL là hình thức tái hiện tình huống thực tế, ví dụ như đàm phán, đấu giá... thông qua sự tranh đua giữa một vài cá nhân hoặc đội nhóm. Trò chơi QL đã được sử dụng rất nhiều trong các khóa đào tạo cán bộ QTKD ở các đại học nước ngoài, cả ở cấp đại học lẫn cao học.
Trò chơi QL trên máy tính thực chất là trò chơi điều hành các công ty ảo. Trong trò chơi này, các sinh viên được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm điều hành một công ty trên máy tính. Những công ty này cạnh tranh với nhau trên một hoặc nhiều thị trường, với một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau.
Thành viên trong nhóm bàn bạc, thảo luận với nhau, trên cơ sở nguồn thông tin thu được trên thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh tế vĩ mô để ra các quyết định KD. Các quyết định này liên quan đến mọi hoạt động QL KD thông thường như đề ra chiến lược KD, marketing (sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp và phân phối...), các quyết định về QL sản xuất, tồn kho... Phạm vi ra quyết định của sinh viên tùy thuộc vào từng phần của trò chơi. Ví dụ, trò chơi Chiến Lược Kinh Doanh (The Business Strategy Game) cho phép học viên ra quyết định KD hầu như trong mọi hoạt động KD. Chương trình Chiến Lược Marketing (Markstrat 3) lại giới hạn phạm vi quyết định trong khuôn khổ các hoạt động marketing. Các quyết định sẽ được phản ánh bằng kết quả tài chính của công ty sau mỗi kỳ hoạt động, cũng như khi kết thúc trò chơi. Mỗi quyết định không hợp lý sẽ làm giảm sút kết quả KD của công ty hoặc giúp cho công ty đối thủ lớn mạnh hơn.
Trò chơi QL trên máy tính yêu cầu  hệ thống máy tính của nhà trường phải cài đặt chương trình thích hợp. Học viên tham gia trò chơi phải nắm kiến thức cơ bản môn QTKD. Trong trò chơi này, giảng viên là người dẫn dắt và điều chỉnh những phát sinh trong quá trình chơi. Sau mỗi thời kỳ, giảng viên sẽ phân tích diễn biến trong kỳ, giúp sinh viên điều chỉnh quyết định trong những kỳ tiếp theo.

Ứng dụng
Trò chơi QL trên máy tính giúp sinh viên rèn luyện kiến thức và kỹ năng QL KD trong môi trường cạnh tranh, khi mà mọi quyết định sai lầm đều phải trả giá. Những kiến thức và kỹ năng đó gồm:
- Các kiến thức chuyên ngành (marketing, tài chính doanh nghiệp, quản trị vận hành, quản trị chiến lược...)
- Kỹ năng làm việc nhóm (bàn bạc, thảo luận để ra quyết định, phân công và phối hợp hành động), giúp tận dụng mặt mạnh và khắc phục hạn chế của từng cá nhân, tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả.
- Ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin, một thực tế của môi trường KD (biết sử dụng hiệu quả những thông tin có được, khả năng phân tích và dự báo).
- Lập kế hoạch KD (ngắn và dài hạn, dựa trên những khuôn mẫu sẵn có).
- Thực hiện kế hoạch (tổ chức triển khai, điều chỉnh do những thay đổi của môi trường KD, của đối thủ cạnh tranh và của khách hàng).
Phương pháp trò chơi QL trên máy tính có nhiều ưu điểm so với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Nếu được thiết kế tốt, đây là điều kiện để sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng được học  một cách tổng hợp. Tính thực tiễn ở đây khá cao, với những tình huống được mô phỏng như thực (quyết định trong điều kiện thiếu thông tin, trả giá cho những quyết định sai lầm). Thông tin phản hồi mang tính khách quan và giúp sinh viên điều chỉnh được những quyết định tiếp theo của mình, vì mỗi  quyết định đều được đánh giá và phản ánh lại bằng chính kết quả KD của công ty. Phương pháp này có ích trong việc giúp sinh viên tiếp cận thực tế, giúp khắc phục yếu điểm đặc trưng của phương pháp giảng dạy truyền thống. 

Tăng Văn Khánh - Nguyễn Tuyết Nhung


Vực dậy giống gà sắp tuyệt chủng


Gà xương đen.
KTNT - Sau khi phát hiện giống gà xương đen quý hiếm của người Mông ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ - Hà Giang) đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đầu năm 2003, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức Caritas (Thụy Sỹ), ông Cao Minh Ngọc, Giám đốc Công ty cổ phần Gà xương đen Quyết Tiến đã lập trang trại tại đây nhằm vực dậy giống gà quý hiếm này. 

Khác với loại gà ác (thịt cũng màu đen) ở miền xuôi, gà xương đen của người Mông, cả thịt, xương, mào, chân đều có màu đen. Con trống 7 tháng tuổi cân nặng 3,5kg, con mái 2,5kg; thịt mềm, không quá béo như gà thường. Gà xương đen hầm với tam thất là vị thuốc quý, bồi dưỡng sức khỏe cho người già, phụ nữ mới sinh nở và trẻ em còi cọc. Trứng gà cũng rất bổ, lòng đỏ mịn màng, luộc chín có màu hồng đào thơm phức. Khác với gà thường, gà xương đen chỉ đẻ 70 quả/năm, mỗi năm đẻ trong khoảng 5 tháng. Ông Ngọc cho biết: “Trước năm 2000, giống gà này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đến 100 gia đình đồng bào Mông chỉ có 1 - 2 gia đình nuôi gà xương đen, nhà nhiều nhất chỉ 5 - 6 con, có nhà chỉ còn 2 con để làm giống. Rất may, từ đầu những năm 2000 đến nay, giống gà này bắt đầu được khôi phục ở Hà Giang, khởi đầu là Mèo Vạc, sau đó đến Quản Bạ”.



Lò ấp trứng của Công ty.

Cũng theo ông Ngọc, cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi đã xây xong từ 2005, nhưng đến khi bắt tay vào nuôi (2006) lại có dịch cúm gia cầm nên phải dừng lại đến năm 2007 mới bắt đầu. Đến năm 2008, trang trại đã có gần 1.000 gà con. Dự tính, đến cuối năm 2009 sẽ nhân đàn gà bố mẹ lên 2.000 con. Thời gian ấp nở của gà xương đen là 21 ngày, sau đó giao cho dân nuôi. Cán bộ kỹ thuật của Công ty đi kiểm tra, hộ nào đủ tiêu chuẩn về chuồng trại mới được tham gia nuôi gà, thức ăn chủ yếu của gà là ngô hoặc cám gạo. Sau 4 tháng, gà có thể đạt trọng lượng 1,8-2,5kg/con. Theo dõi việc nuôi thử nghiệm của bà con cho thấy, hộ nào nuôi trên 100 con có thể đạt thu nhập 2 triệu đồng/tháng. Các hộ nhận nuôi gà được huyện hỗ trợ 50% giá giống, 1 triệu đồng xây chuồng; Công ty cung cấp vắc-xin phòng chống dịch bệnh; gặp rủi ro sẽ được hỗ trợ theo luật định. Năm 2008, đã có 30 hộ nhận nuôi, mỗi hộ 100 con, doanh thu đạt 400 triệu đồng; năm 2009, có 60 hộ nuôi. Hiện gà xương đen của Quản Bạ chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh, giá bán 75.000-80.000 đồng/kg. Dự kiến, đến cuối năm 2009, sẽ có hàng phục vụ thị trường trong nước, hiện tại có nhà hàng Sông Hồng ở Vĩnh Phúc đặt 500kg/tuần; Tuyên Quang 200kg/tuần. Đặc biệt, một số người dân ở Điện Biên đang mạnh dạn gây giống. 


Hiện, Công ty cổ phần gà xương đen Quyết Tiến có 5 thành viên trực tiếp điều hành, với mức lương thấp nhất 2.000.000 đồng/người/tháng; cao nhất 3.000.000 đồng/người/tháng. Từ nay đến năm 2012, Công ty sẽ mở rộng hộ chăn nuôi lên 200-300; tăng đàn nuôi lên 300 con /hộ. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ trên cả nước.

Hy vọng, trong tương lai không xa, giống gà quý hiếm của đồng bào Mông không những được bảo tồn ở cao nguyên đá mà còn được giới thiệu rộng rãi đến bà con cả nước.

Dương Như An


http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xaydungnongthonmoi/2009/9/19936.html

Lào Cai: Thảo quả được mùa, được giá

Cập nhật : 29/10/2009 11:32
Đồng bào tỉnh Lào Cai đang bước vào mùa thu hoạch thảo quả. Theo ngành nông nghiệp, với diện tích trên 3.000 ha, sản lượng bình quân 250 tấn quả khô/ha, vụ thảo quả năm nay Lào Cai dự tính thu trên 60.000 tấn quả, giá trị trên 65 tỷ đồng. Đây được coi là vụ thảo quả được mùa, được giá nhất từ trước đến nay với giá bán 65.000đ/kg, xuất ra nước ngoài giá gấp đôi (120.000đ/kg). Hai huyện Bát Xát và Sa Pa trồng nhiều thảo quả nhất, mỗi huyện ước đạt 20 tỷ đồng.

Nhờ được cung cấp giống tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất và sản lượng vụ thảo quả năm nay tăng bình quân 10% so với năm trước. Hộ anh Vàng A Chu, dân tộc Mông ở xã Y Tý; anh Hoàng A Dìn, dân tộc Giáy, xã Mường Vân; anh Phàn Phù Lìn, dân tộc Dao ở xã Trịnh Tường... năm nay lại tiếp tục được mùa với mức thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ. Anh Vàng A Chu ở xã Y Tý cho biết: Năm nay anh không mở rộng diện tích mà tập trung thâm canh theo hướng dẫn của khuyến lâm nên sản lượng vẫn đạt cao. Anh và bà con đã áp dụng cách sấy thảo quả theo mô hình lò mới vừa đỡ tốn củi, tránh chặt phá rừng, vừa giảm công sấy và bảo quản.

Với mô hình trồng thảo quả, hàng năm các xã vùng cao tỉnh Lào Cai có từ 5 đến 7% số hộ thoát nghèo, vươn lên giàu có. Năm nay toàn tỉnh dự ước con số thoát nghèo đạt bình quân 4%, trong đó riêng vùng thảo quả đạt trên 7%./.
Theo TTXVN


http://www.khuyennongvn.gov.vn/f-tttr/lao-cai-thao-qua-111uoc-mua-111uoc-gia/view

Trồng thảo quả xanh Ấn Độ dưới tán rừng già Lào Cai

Cây thảo quả đen được trồng dưới tán
rừng già ở Ý Tý – Lào Cai
NDĐT - Tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở NN và PTNT, bốn xã vùng cao là San Sả Hồ, Tả Phìn ( huyện Sa Pa) và Dền Sáng, Sảng Ma Sáo (huyện Bát Xát)- nơi có điều kiện đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để đưa giống thảo quả xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ vào trồng thay thế giống thảo quả đen bản địa năng suất thấp, giá trị thương mại không cao.

Trước mắt, lựa chọn những hộ có kinh nghiệm tiến hành trồng 10 ha tại những nơi có rừng già, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Tỉnh hỗ trợ giống và kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Sở NN và PTNT Lào Cai cho biết, trong cùng một điều kiện canh tác, giống thảo quả xanh Ấn Độ cho năng suất cao gấp hai lần (1,2 tấn quả khô/ha), giá bán trên thị trường xuất khẩu cao gấp ba lần (200 nghìn đồng/kg) so với giống thảo quả đen truyền thống.

Ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai, cây thảo quả được coi là cây “xoá đói giảm nghèo”, bởi dễ trồng, dễ chăm sóc, ít vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn. Lào Cai hiện có 55 xã thuộc 7/9 huyện, thành phố trồng cây thảo quả, với diện tích trên 7.000 ha. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 1.020 tấn quả khô, xuất khẩu, đem lại nguồn thu khoảng 80 tỷ đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc tính của cây thảo quả là chỉ sống ở độ cao trên 1.000 mét, dưới tán rừng, độ ẩm cao, giàu mùn; vì vậy, có thể kết hợp để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ rừng già, rừng phòng hộ hiệu quả .

Quốc Hồng

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.nhandan.com.vn/Trong-thao-qua-xanh-An-Do-duoi-tan-rung-gia-Lao-Cai/2873997.epi