CAND - 09/07/2008
Ông Giàng A Pao, xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang vui mừng nói với chúng tôi: "Cái "anh" thảo quả đã đem lại cuộc sống mới cho ngườiMông Cao Mã Pờ đấy". Rồi ông chỉ tay vào chiếc xe Win mới cáu cạnh bảo rằng: "Tất cả là do thảo quả đấy, vụ này gia đình tôi cũng được trên hai chục triệu nhờ bán thảo quả". Ánh mắt ngập tràn niềm vui của ông Pao khiến đoàn chúng tôi ai cũng vui vui...
Chăm sóc, nhân giống cây thảo quả (Ảnh: Trường Giang).
Ông Lệnh Thế Hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Việc tìm giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở một huyện vùng cao núi đá như Quản Bạ là một việc làm không dễ chút nào, với đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, hằng năm mùa khô kéo dài đến 3 tháng, nguồn nước ít, nên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn. Xác định cây thảo quả là một lợi thế, trong những năm vừa qua, huyện đã vận động người dân trồng cây thảo quả, đến thời điểm hiện nay toàn huyện có trên 980 ha.
Quản Bạ có khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây thảo quả, chính ưu thế và điều kiện tự nhiên thích hợp đã góp phần làm cho cây thảo quả có vị thế trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở huyện.
Ông Nguyễn Đức Tình, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho hay: Để cây thảo quả trở thành cây hàng hoá mũi nhọn của huyện, Quản Bạ đã phát triển mở rộng dự án trồng thảo quả tại ba xã Cao Mã Pờ, Tả Ván và Tùng Vài. Ông Tình cho biết, bình quân trên thị trường 1kg thảo quả có giá từ 90.000đ đến 104.000đ, năng suất bình quân đạt 3 tạ quả khô/ha. Với thị trường tiêu thụ thảo quả ổn định như hiện nay thì người dân trồng thảo quả sẽ rất yên tâm canh tác.
Có hướng đi rõ ràng, gắn trồng thảo quả với việc bảo vệ rừng. Cây thảo quả thích nghi dưới những tán rừng có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và đặc biệt giống cây này không cần nhiều ánh sáng. Chính ưu thế này đã giúp người dân có thể gắn giữa phát triển kinh tế vườn rừng và trồng cây thảo quả. Để cây thảo quả tồn tại, phát triển và gắn với sản xuất của người nông dân, huyện Quản Bạ đã khuyến khích nông dân, đặc biệt là đồng bào Mông trồng cây thảo quả.
Với chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, bình quân 1,5 triệu đồng phân bón/ha và tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con. Huyện đã đào tạo tập huấn hàng trăm lượt hộ nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản thảo quả. Hiện nay, Quản Bạ đã có doanh nghiệp là Công ty TNHH 567 thị trấn Tam Sơn đứng ra bao tiêu sản phẩm và chế biến thảo quả muối ngay tại huyện để xuất khẩu.
Chính nhờ trồng thảo quả mà nhiều hộ gia đình người Mông ở các xã Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng, đời sống của nhiều hộ gia đình người Mông ở các xã này đã có nhiều đổi thay. Diện mạo nông thôn miền núi của các xã đã khá hơn rất nhiều so với vài năm trước đây.
Chủ tịch xã Tùng Vài, Giàng Chẩn Xín cho biết: Với tập quán của người Mông là sản xuất du canh, du cư, trong 5 năm trở lại đây đồng bào được cán bộ vận động chính sách định canh, định cư và hạ sơn của Nhà nước, nay đồng bào đã ổn định cuộc sống lâu dài tại thôn, bản mình.
Việc huyện đầu tư, khuyến khích các hộ dân trồng thảo quả đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi giống, cây trồng trên địa bàn xã, nhiều hộ trong xã đã trồng hàng chục hécta. Nhờ trồng thảo quả mà nhiều hộ đã thoát nghèo và còn mua được cả xe máy, xe công nông phục vụ sản xuất, đi lại nữa.
Ông Xín cũng cho biết: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thảo quả, xã sẽ vận động bà con mở rộng diện tích trồng, khuyến khích mô hình liên kết giữa các gia đình góp đất trồng cây thảo quả.
Ông Giàng Cồ Hoà, Bí thư Huyện uỷ cho hay: Phát triển các giống cây gắn với lợi thế của từng vùng, đó là điều cần và đủ cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển ổn định, huyện Quản Bạ cần xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ ổn định và đăng ký thương hiệu, duy trì chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, vốn đầu tư nhiều hơn nữa để cây thảo quả là một trong những cây mũi nhọn góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân.
Ngoài những yếu tố trên cần có sự quy hoạch phát triển rõ ràng cho từng vùng, từng xã, chứ cứ để phát triển như một phong trào rồi khi trồng nhiều, lại không có thị trường tiêu thụ, thảo quả rớt giá và thiệt hại đương nhiên người nông dân sẽ gánh chịu. Thực tế, nhiều địa phương khác đã mắc phải những sai lầm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm như một phong trào, như cây vải thiều Lục Ngạn giá rẻ như cho trong mùa vụ năm nay là một ví dụ điển hình.
Xem ra, tìm giải pháp phát triển thích hợp cho cây thảo quả phát triển bền vững đang là một trong những câu hỏi dành cho các nhà quản lý của huyện Quản Bạ nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung sớm tìm câu trả lời. Bởi, với người dân, sự phát triển bền vững chính là đảm bảo tương lai không đói nghèo cho chính gia đình họ. Mong rằng, niềm vui có thu nhập từ cây thảo quả của nhiều người Mông ở huyện Quản Bạ sẽ nối dài...!
Chăm sóc, nhân giống cây thảo quả (Ảnh: Trường Giang).
Ông Lệnh Thế Hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Việc tìm giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở một huyện vùng cao núi đá như Quản Bạ là một việc làm không dễ chút nào, với đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, hằng năm mùa khô kéo dài đến 3 tháng, nguồn nước ít, nên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp nhiều khó khăn. Xác định cây thảo quả là một lợi thế, trong những năm vừa qua, huyện đã vận động người dân trồng cây thảo quả, đến thời điểm hiện nay toàn huyện có trên 980 ha.
Quản Bạ có khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây thảo quả, chính ưu thế và điều kiện tự nhiên thích hợp đã góp phần làm cho cây thảo quả có vị thế trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ở huyện.
Ông Nguyễn Đức Tình, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho hay: Để cây thảo quả trở thành cây hàng hoá mũi nhọn của huyện, Quản Bạ đã phát triển mở rộng dự án trồng thảo quả tại ba xã Cao Mã Pờ, Tả Ván và Tùng Vài. Ông Tình cho biết, bình quân trên thị trường 1kg thảo quả có giá từ 90.000đ đến 104.000đ, năng suất bình quân đạt 3 tạ quả khô/ha. Với thị trường tiêu thụ thảo quả ổn định như hiện nay thì người dân trồng thảo quả sẽ rất yên tâm canh tác.
Có hướng đi rõ ràng, gắn trồng thảo quả với việc bảo vệ rừng. Cây thảo quả thích nghi dưới những tán rừng có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và đặc biệt giống cây này không cần nhiều ánh sáng. Chính ưu thế này đã giúp người dân có thể gắn giữa phát triển kinh tế vườn rừng và trồng cây thảo quả. Để cây thảo quả tồn tại, phát triển và gắn với sản xuất của người nông dân, huyện Quản Bạ đã khuyến khích nông dân, đặc biệt là đồng bào Mông trồng cây thảo quả.
Với chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, bình quân 1,5 triệu đồng phân bón/ha và tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con. Huyện đã đào tạo tập huấn hàng trăm lượt hộ nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản thảo quả. Hiện nay, Quản Bạ đã có doanh nghiệp là Công ty TNHH 567 thị trấn Tam Sơn đứng ra bao tiêu sản phẩm và chế biến thảo quả muối ngay tại huyện để xuất khẩu.
Chính nhờ trồng thảo quả mà nhiều hộ gia đình người Mông ở các xã Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng, đời sống của nhiều hộ gia đình người Mông ở các xã này đã có nhiều đổi thay. Diện mạo nông thôn miền núi của các xã đã khá hơn rất nhiều so với vài năm trước đây.
Chủ tịch xã Tùng Vài, Giàng Chẩn Xín cho biết: Với tập quán của người Mông là sản xuất du canh, du cư, trong 5 năm trở lại đây đồng bào được cán bộ vận động chính sách định canh, định cư và hạ sơn của Nhà nước, nay đồng bào đã ổn định cuộc sống lâu dài tại thôn, bản mình.
Việc huyện đầu tư, khuyến khích các hộ dân trồng thảo quả đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi giống, cây trồng trên địa bàn xã, nhiều hộ trong xã đã trồng hàng chục hécta. Nhờ trồng thảo quả mà nhiều hộ đã thoát nghèo và còn mua được cả xe máy, xe công nông phục vụ sản xuất, đi lại nữa.
Ông Xín cũng cho biết: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thảo quả, xã sẽ vận động bà con mở rộng diện tích trồng, khuyến khích mô hình liên kết giữa các gia đình góp đất trồng cây thảo quả.
Ông Giàng Cồ Hoà, Bí thư Huyện uỷ cho hay: Phát triển các giống cây gắn với lợi thế của từng vùng, đó là điều cần và đủ cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển ổn định, huyện Quản Bạ cần xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ ổn định và đăng ký thương hiệu, duy trì chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, vốn đầu tư nhiều hơn nữa để cây thảo quả là một trong những cây mũi nhọn góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân.
Ngoài những yếu tố trên cần có sự quy hoạch phát triển rõ ràng cho từng vùng, từng xã, chứ cứ để phát triển như một phong trào rồi khi trồng nhiều, lại không có thị trường tiêu thụ, thảo quả rớt giá và thiệt hại đương nhiên người nông dân sẽ gánh chịu. Thực tế, nhiều địa phương khác đã mắc phải những sai lầm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm như một phong trào, như cây vải thiều Lục Ngạn giá rẻ như cho trong mùa vụ năm nay là một ví dụ điển hình.
Xem ra, tìm giải pháp phát triển thích hợp cho cây thảo quả phát triển bền vững đang là một trong những câu hỏi dành cho các nhà quản lý của huyện Quản Bạ nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung sớm tìm câu trả lời. Bởi, với người dân, sự phát triển bền vững chính là đảm bảo tương lai không đói nghèo cho chính gia đình họ. Mong rằng, niềm vui có thu nhập từ cây thảo quả của nhiều người Mông ở huyện Quản Bạ sẽ nối dài...!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét