Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Xây dựng chiến lược: chìa khoá vượt khủng hoảng

Chưa bao giờ vấn đề xây dựng chiến lược  lại trở nên quan trọng và được DN quan tâm như hiện nay. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, với hàng loạt doanh nghiệp lớn thua lỗ khi phát triển sang những ngành nghề mới, vấn đề xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược đó một cách nhất quán cho thấy tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp.
Nguồn: http://ocd.vn/index.php/vi/news/trithuc-quanly/759-xaydungchienluoc





Sự thua lỗ của nhiều DN lớn, nhiều tập đoàn nhà nước trong việc mở rộng kinh doanh ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính mà không xây dựng chiến lược hoặc xây dựng chiến lược không bài bản khiến họ mắc phải những sai lầm sơ đẳng về xây dựng chiến lược: tầm nhìn, sứ mệnh không rõ ràng, không có ưu tiên chiến lược, không chú trọng xây dựng năng lực cốt lõi…


Quá trình xây dựng chiến lược  không có gì quá mới mẻ. xây dựng chiến lược luôn bắt đầu bằng việc xác định những thông tin cơ bản của bản tuyên bố chiến lược: tầm nhìn, sứ mệnh, năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh tranh và phạm vi cạnh tranh (xem Bản tin Lãnh đạo và Thay đổi, số 3, 2012, Chuyên đề Chiến lược). Từ đó doanh nghiệp có thể xác định các mục tiêu chiến lược (thể hiện bằng bản đồ chiến lược), các chỉ tiêu chiến lược (BSC) và kế hoạch hành động (tham khảo Tư vấn Xây dựng chiến lược và Tái cơ cấu, OCD).


Các dự án xây dựng chiến lược như xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn Xi măng Việt nam hay Tái cấu trúc và Xây dựng chiến lược Tập đoàn Sông Đà do các công ty tư vấn  hàng đầu thế giới như BCG, McKinsey thực hiện cũng như những dự án xây dựng chiến lược của hàng loạt doanh nghiệp cỡ vừa như TMS, FECON, Thủ đô… cho thấy sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp Việt nam đối với. Bằng việc xây dựng chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp có thể tập trung được thời gian và nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ đạo để thực sự tạo nên sức mạnh cạnh tranh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét